Thursday, September 24, 2020

XÂY DỰNG LẠI NÔNG THÔN

Nguyễn Tài Lâm


Lần cuối cùng trong tù cải tạo ở Ba Sao, một nhân viên công an từ Hà Nội đến “làm việc” với tôi. Họ đưa cho tôi giấy, bút, và cho tôi hai ngày để viết bài trả lời câu hỏi của họ: “Theo anh, trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, ai thắng ai?”

Tôi đã dành hai trang đầu để mô tả cảnh tượng tôi nhìn thấy dọc đường từ sân bay đến trại tù tập trung “cải tạo” ở Hoàng Liên Sơn: nhà cửa xiêu vẹo, người lớn đa phần ốm o, ăn mặc rách rưới, trẻ con xanh xao, bụng ỏng, mũi dãi thò lò. Có rất ít trâu bò, nhưng phần lớn là trơ xương. Ruộng vườn tuy có trồng trọt, nhưng màu xanh không được bắt mắt cho lắm; tuyệt nhiên không nhìn thấy xe gắn máy, xe ba bánh, mà chỉ thấy toàn xe “cải tiến”, xe đạp và người gồng gánh đi bộ.

Ở phần thứ hai tôi mô tả các ấp “xôi đậu” (ngày quốc gia, đêm cộng sản) lúc Đoàn 59 mới đến, so sánh với lúc trở thành Ấp Đời Mới sau khi Đoàn 59 hoàn thành công tác, nhất là khi toàn vùng đã được bình định xong: từ nhà tranh vách đất lần hồi trở thành nhà vách ván với mái tôn hay fibro, thỉnh thoảng lại có nhà gạch mái ngói; đôi khi có nhà còn có máy cày Kubota để trước sân nhà và cách vài nhà lại có nhà có ăng ten TV trên mái nhà; ngoài đường xe hai bánh Honda hay Vespa chạy đi chạy lại là chuyện thường; thỉnh thoảng lại có xe Lambretta ba bánh chở nông sản ra chợ Quận; còn ơ dưới kinh dọc theo đường lộ, xuồng máy đuôi tôm chở đầy hàng hóa từ Quận về chợ xã gần như hàng ngày. Về ăn mặc từ những áo quần vải thô, màu sắc u tối đã đổi thành hàng vải đắt tiền hơn với nhiều màu sắc tươi sáng; trẻ em ăn mặc sạch sẽ, cắp sách đến trường hàng ngày. Bữa cơm của dân chúng cũng được cải thiện rất nhiều, ngoài thịt cá, rau quả, đôi khi còn có cả rượu nữa.

Ở phần kết luận, tôi so sánh hình ảnh người dân nông thôn miền Bắc với hình ảnh người dân nông thôn miền Nam trước ngày “giải phóng” để đưa ra kết luận là:

- Mỹ thua

- “Ngụy quân, ngụy quyền” (VNCH) thua

-Tất cả đều thua (ám chỉ cả cộng sản nửa) duy chỉ có nhân dân nông thôn miền Nam là thắng  mà thôi.

 

Ngày nay, dưới ách độc tài đảng trị của đảng cộng sản VN, nhân dân nông thôn miền Nam hầu như sống trở lại thời kỳ trước khi Đoàn 59 đến ấp (có khi còn bi đát hơn). Vấn đề đặt ra là, ngày nào không còn cộng sản ở trong nước nữa, có cần xây dựng nông thôn trở lại không? Ai sẽ làm điều đó?

 



Nên nhớ là dưới thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, huy hiệu của Quân
Lực VNCH là “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”; của Không Quân VNCH là “Tổ Quốc, Không Gian”, của Hải Quân VNCH là “Tổ Quốc, Đại Dương”; duy chỉ có huy hiệu của Xây Dựng Nông Thôn là “Tổ Quốc, Nhân Dân”. Như vậy, nhiệm vụ giúp dân là trách nhiệm của CB/XDNT, chứ còn ai vào đây nữa!

 

Anh Trần Văn Khánh gắn huy hiệu XDNT cho hậu duệ "Vicky" Diệu Bảo.

Anh chị em chúng ta, người trẻ nhất cũng ở khoảng 60/70, liệu có còn đủ sức khỏe để trở về tiếp tục công tác ngày trước nữa không? Đừng quên là một trong nhiều công tác của CB là “đoàn ngũ hóa thanh thiếu niên”. Nếu chúng ta không còn đủ sức khỏe để hoạt động nữa, tại sao chúng ta không động viên con cái chúng ta, bạn bè của con cái chúng ta, đoàn ngũ hóa chúng lại, tổ chức sinh hoạt thường xuyên, chuẩn bị sẵn sàng trở về nước giúp xây dựng lại nông thôn khi đất nước có tự do thật sự….

 

Vicky và Niên Trưởng Niên Trưởng Nguyễn Tài Lâm


Nói đến đoàn ngữ, đừng quên nói đến đồng phục. Bộ Bà ba đen là đồng phục truyền thống của CB/XDNT. Chúng ta hãnh diện mặc nó trong một thời gian dài. Liệu thanh thiếu niên sinh sống ở Mỹ có hãnh diện được mặc nó không? Hay cần giữ nguyên màu sắc, nhưng thay đổi mẫu mã cho hợp với tuổi trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

 

Tóm lại, không có khả năng làm được việc lớn, chúng ta có thể làm những việc nho nhỏ hợp với sức mình nhằm góp phần vào việc xây dựng lại nông thôn thân yêu của chúng ta một khi cộng sản Việt Nam không còn tồn tại.

 

Houston ngày 15 tháng 8 năm 2014.                                                      Nguyễn Tài Lâm












Thursday, September 10, 2020

KỶ VẬT SÀI GÒN

Những hình ảnh Sài Gòn ngày xưa rất ý nghĩa và đẹp, mời các bạn xem qua .

 Góc Hai Bà Trưng – Hiền Vương  – 1968 

Quảng cáo xuất hiện khắp nơi  

  

Áo dào trắng xuất hiện khắp mọi nẻo đường SG

 

Một bãi giữ xe chật kín chỗ tại khu vực trung tâm thành phố

Bán cơm trưa cạnh dãy kiosque trên Đại Lộ Nguyễn Huệ 1966 

Món ăn “chơi” thịnh hành của dân SG từ xưa đến nay: Bò bía 

 

Bùng binh chợ Bến Thành

   

  

 

  

 

 Đường Phan Châu Trinh, phía bên trái chợ Bến Thành

 

Đường Tự Do

  

Các em bé SG thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến  

Góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu (bên hông Chợ Bến Thành) – 1964 

 Góc đường Tự Do – Thái Lập Thành (nay là Đồng Khởi – Đông Du) – 1974

 Chợ trờì Saigòn 1966 

  

Quang cảnh SG nhìn từ khách sạn Metropole 

 

Rạp Casino Dakao, Đinh Tiên Hoàng 67-68 

 Cảng SG 1965 

 Saigon đã lên đèn 

 Đường lên sân bay Tân Sơn Nhất 

 Quán bar khá nổi thời SG xưa: Nữu Ước, nằm trên đường Hai Bà Trưng 

 Đường Tự Do 1972 

 Khu vực bùng binh gần Thương xá Tax 

 Bãi đậu xe phía sau Quốc Hội 1969 

 Công trường Lam Sơn

 Saigon 1968 – Đường Nguyễn Thiệp 

 Đường Nguyễn Văn Thinh 1967 

 Xe lam SG xưa 

 Rạp chiếu phim Rex 

 Tòa nhà Quốc Tế, đường Nguyễn Huệ 1969 

 Đường Hai Bà Trưng 68-69 

 Rạp hát Hưng Đạo, chuyên diễn cải lương 

 SG về đêm 

 Nhà hàng nổi tiếng Maxim, đường Tự Do 

 Ngân hàng quốc gia VN 

ngập nước, năm 1960 (góc Lê Lợi – Pasteur, nhìn về phía Chợ BT)

 Ảnh chụp chiếc xe lam chật ních hàng hóa và hành khách đang cố chạy lên mặt đường 

 Đường Tự Do 

 Trên đường Tự Do, gần góc đường Gia Long. Nhà tường vàng là bộ kinh tế VNCH. 

 Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão 

 Xe Velo Solex được sử dụng rộng rãi 

 Các bác tài xế xích lô máy 

 Phương tiện đi lại thịnh hành là xe vespa 

Quân cảnh điều khiển giao thông 

 Nữ sinh SG thời xưa trong đồng phục áo dài trắng truyền thống 

 SG 1970 

 Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa 

 Sân Phan Đình Phùng, hình chụp góc Công Lý – Trần Quý Cáp