Wednesday, September 21, 2016

CÁN BỘ CÓ NHAU (11)



Các anh chị thân mến,

Café XDNT xin thông báo:

1.   Thứ Bảy này (24 tháng 9), Café XDNT tạm nghỉ; xin mời tái nhóm vào Thứ Bảy tuần sau (1 tháng 10, 2016).

2.     Hôm Thứ Bảy tuần trước, anh chị em Café XDNT và thân hữu đã đến dự Giỗ nhạc mẫu của anh Trần Kim Vinh tại tư gia của anh chị, với số người tham dự khá đông, thưởng thức những món ăn ngon miệng và một “chương trình tân cổ giao duyên” đặc sắc.  Mời quý anh chị bấm vào “Giỗ Nhạc Mẫu Kim Vinh” để xem một số hình ảnh. 


3.     Hôm Chủ Nhật (25 tháng 9) một số anh chị đã đến tham dự Lễ “Giỗ Tổ Sân Khấu Cải Lương” để yểm trợ cho “Vicky” Diệu Bảo, người gởi lời cám ơn: 


Chú Hiền ơi!
Chú Hiền giúp con gởi lời cảm ơn đến Hội Cựu Cán Bộ Xây
Dựng Nông Thôn thân yêu của chúng ta.  Hôm qua có chú
Quân, chú Khánh, chú Phúc, chú Kim Vinh, chú Bảo Tố, Chú Lực (Cảnh Sát) đã đến xem chương trình "Giỗ Tổ Sân Khấu Cải Lương" của nhóm tụi con.
Thay mặt anh chị em trong nhóm, con xin gởi lời chúc sức khỏe đến các bác, các chú, cùng toàn thể gia đình được vạn sự như ý.
Con,
Vicky Trần
4.     Ngày mai, Thứ Năm, 22 tháng 9, anh chị Trần Văn Khánh sẽ đại diện anh chị em Bắc Cali xuống San Diego tham dự Tiệc Sinh Nhật lần thứ 65 của chị Phạm Thị Toại (bà xã của anh Lê Văn Tuyến) lúc 5:30 PM Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016 theo thiệp mời sau:


Quý anh chị nào muốn tháp tùng anh chị Khánh, xin liên lạc với anh qua ĐIỆN THOẠI MỚI (Obama):  1 (669) 274-8105

5.     Café XDNT cũng nhận được THƯ MỜI HỘI LUẬN: “TỔ QUỐC LÂM NGUY CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?” và RA MẮT SÁCH: “ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG” của tác giả Phạm Trần Anh.
         Vào lúc 10:00 AM ngày 25 tháng 9, 2016

         Tại KHU HỘI CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BẮC CALI,

         111 E. GISH ROAD, SAN JOSE, CA 95112.

Mời quý anh chị đến tham dự.

Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc: Bác Sĩ Phạm Đức Vượng: (408) 226-8844.  



Xin thông báo và thân mời,

Café XDNT

"CƯA CHAI" là....



"CHƯA CAI"

Cãi nhau đến hồi gay cấn; bực quá, ông chồng quát:
– Giờ tôi là chồng bà hay con bà?
Bà vợ chanh chua:
– Tôi không cần biết, đứa nào bú tôi: là con tôi!
Chồng tức lộn ruột, nhưng cãi không lại. Thằng con hùa theo:
– Vụ này mẹ nói đúng đó.
– Gì nữa đây, giờ mày là con tao hay anh hai tao? - ông bố quát.
– Con hổng biết, "đứa" nào cai trước là anh; đứa nào "CHƯA CAI" làm em; đó là luật....gia đình.
– Chời!

Bà mẹ “zạch zú” bắt con bú; thằng con không chịu, cứ khóc. Ông nội ngồi bên “dọa” cháu:
–  Bú ngoan đi cháu; không bú, ông bú bây giờ!
Thằng chồng ngồi gần đó nghe “nóng mặt”:
–  Ơ hay cha, sao cha lại nói thế?
–  Tao nói gì nào?
–  Sao cha lại đòi... “bú” zợ con?
–  Mồ tổ cha mày; hồi nẩm mày bú zợ tao 2 năm tao có nói tiếng nào không; bây giờ tao chỉ mới nói suông thôi là mày đã nhảy dựng lên rồi!

Một hành khách vì quá vội lên máy bay, nên không kịp làm thủ tục cho cún nhỏ của mình; vì thế, bèn giấu nó vào trong túi quần. 30 phút sau khi máy bay cất cánh, cô tiếp viên hàng không thấy anh ta cứ ngọ nguậy trên ghế, bèn tới hỏi:
– Anh OK chứ?
– Yeah, tôi không sao.
Một lát sau, trông thấy điệu bộ khổ sở của anh chàng, cô tiếp viên lại hỏi:
– Hình như anh có việc gì bất ổn?
– Tôi phải thú nhận với cô điều này: vì không đủ thời gian làm thủ tục cho con chó nhỏ của tôi, nên tôi đã giấu nó vào túi quần.
– Tôi hiểu.  Thôi được, tôi sẽ bỏ qua chuyện này. Nhưng con cún có sao không; hình như nó làm anh khó chịu?
– Đúng zậy, nó "chưa cai", nên cứ đòi....bú.

Một phụ nữ bồng một đứa bé đi khám bệnh. Bác sĩ phát giác thằng bé bị suy dinh dưỡng.
Bác sĩ hỏi:
– Thưa bà, cháu đang bú sữa mẹ hay sữa bình?
– Sữa mẹ!
– Vậy bà vui lòng cởi áo ra để tôi khám.

Khám xong, bác sĩ tuyên bố:
– Thằng bé bị còi và đẹt, vì bà không có sữa. Chẳng có chút sữa nào cả.
Người phụ nữ bình thản trả lời:
– Tôi biết! Nhưng... tôi là…bà ngoại của nó mà!

Trên xe điện ngầm, một phụ nữ vạch áo cho con bú, nhưng nó cứ đẩy ra và khóc.
Người mẹ chỉ vào người đàn ông ngồi phía trước nói:
– Con có măm không nào? Nếu không mẹ sẽ cho chú kia bây giờ.
Đứa nhỏ vẫn quyết định không chịu bú trước những lời dọa của mẹ nó. Một lúc sau, người đàn ông phía trước nói:
– Chị bảo cháu quyết định nhanh lên. Tôi đã bị hụt tới 5 ga rồi đấy.

Một cặp zợ chồng ở một vùng quê muốn cai sữa cho đứa con 2 tuổi mà không được, dù họ hết bôi dầu cù là, dán băng keo; thậm chí xát ớt vào tí của zợ đều không cản được tính hám đói của đứa bé. Ma xui quỷ khiến thế nào, anh chồng liền thử bôi thuốc trừ sâu, vì nghĩ đơn giản rằng, thuốc phun vào lúa thì con sâu không dám cắn lúa, trẻ con cũng vậy. Ai ngờ bôi xong, thì hôm sau thằng hàng xóm lăn đùng ra chết.

Đôi tình nhân ngồi chơi trên bờ đê. Chàng trai nhìn một con bê đang bú bò mẹ, liền chỉ cho cô gái và nói:
 –  Em có thích như thế không?
 –  Không! Anh thích như
zậy à?
 –  Ừ!
 –  Vậy anh lại bú bò mẹ lẹ lên, còn chờ gì nữa.
 –  Chi!

Một hôm tiên tri tối cao Muhamad (Mù hai mắt) sai Imam xuống trần tìm một “đồng nam” cho ngài thỏa mãn bệnh "ấu dâm" (pedophilia) của mình.  Sau 1 ngày tìm kiếm, Imam mang một “khứa lão” đầu hói dâng lên cho ngài.  Nhìn thấy ông già, tiên tri “Mù hai mắt” hỏi tại sao không là một “đồng nam” mà lại là một “lão ngoan đồng”, thì Imam trả lời:
–  Thưa ngài, con đâu biết, con thấy nó chưa mọc tóc,  zừa khóc, zừa bò, lại zừa…bú, nên con tưởng nó còn…con nít! 

TRĂN TRỐI

Nếu một mai tôi bỗng dưng bị stroke,
Liệt toàn thân không cử động, nói năng.
Bài thơ này là nguyện vọng, trối trăn,
Hãy giải thoát tôi khỏi thân tầm gởi.

Ngày chia tay sớm muộn gì cũng tới,
Ở lại đừng buồn nhớ tiếc thương nha.
Coi như tôi đang du lịch phương xa,
Đang bay bổng với mây xanh, gió mát.

Tôi không muốn bị người ta mổ xác,
Banh bụng ra moi gan ruột người ơi.
Khỏi nhà quàn, khỏi hòm hiếc lôi thôi,
Đem thẳng tới lò thiêu cho rẻ, khỏe.

Và nhớ thiêu iPhone luôn đấy nhé.
Nó bây giờ là vật bất ly thân,
Là món ăn đặc biệt của tinh thần
Là cầu nối của trần gian lắm chuyện.

Xin đừng thả tro tàn tôi xuống biển,
Rải xung quanh bồn hoa đẹp trước sân.
Để cho tôi cát bụi vẫn được gần,
Nhà có sẵn ...wi-fi và facebook.


Nhớ đừng mời thầy tụng kinh về cúng,
Nghe ê a thật quá chán mớ đời.
Bạn bè thương thì hãy hát nhạc vui
Hoặc kể chuyện tiếu lâm nào mới lạ.

Cứ tưởng tượng tôi đang cười ha hả,
Tươi như hoa thưởng thức với mọi người.
Tiếc là không ăn được chỉ ngửi thôi,
Nhưng cũng tốt, coi như là giữ dáng.

Đừng cầu chúc tôi lên miền cực lạc,
Có thần tiên, có Đức Phật, Chúa Trời.
Chốn tu hành tôi không hợp người ơi,
Cứ để mặc tôi lãng du theo hứng.

Sao đi chết mà xem chừng cũng sướng.
Vậy bây giờ tạm biệt nhé tôi bay,
Nhớ đến tôi thì cứ việc lên “phây”,
Sẽ thấy mặt cười như con khỉ đột!

Thanh Mai
 Minnesota
Oct 30th, 2015

THẾ GIỚI MUÔN MẦU

 
Đàn cá Khoi trong một hồ nước ở Vân Nam, Trung Hoa (Ảnh: Moleco).
Cây bạch quả 1.400 tuổi và mùa rụng lá (Ảnh: Fresqui)
Khu vườnđứng, phủ xanh cả một tòa chung cư (Ảnh: Greendayfod)
Rễ ây cổ thụ luồn sâu vào một mái đền ở Cam Bốt (Ảnh: TwistedSifter)
Thân cây cong trong một khu rừng ở Ba Lan (Ảnh: © Kilian Schönberger)
Chú mòng biển trên mặt hồ Maschee đóng băng ở Hanover, Đức. (Ảnh: Julian Stratenschulte)
Bãi biển đỏ tại Bàn Cẩm, Trung Hoa (Ảnh: flickr)
Một con đường che dù ở Bồ Đào Nha (Ảnh: Patrícia Almeida)
Đồng hoa tulip ở Voorhout, Hà Lan (Ảnh: Anders Andersson)
Hang động Tham Khoun Xe ở biên giới Lào-Việt (Ảnh:  Ryan Deboodt Photography)
Một cảnh hoàng hôn ở đâu, hổng biết (Ảnh: funnyjunk)
Nham thạch từ núi lửa Piton de la Fournaise ở đảo Réunion, vùng Ấn Độ Dương (Ảnh: Luc Perrot)
Thợ tèn miệt mài trong công việc (Ảnh: Dan Mirica)
Sàn nhà thờ Florence Cathedral ở Firenze, Ý (Ảnh: hugewoah)
Nhìn từ dưới một tòa nhà chọc trời (Ảnh: Ален Паландер)
Một buổi hẹn hò (Ảnh: Иван Турухано)
Những quầng sáng lạ (Ảnh: weheartit)
Sương mù che Golden Gate ở San Francisco (Ảnh: Thierry Bornier)
Bão tuyết Jonas đầu năm 2016 tại Mỹ (Ảnh: Michele Palazzo)
  Cuồng phong từ Imogen, miền Nam nước Anh (Ảnh: Glyn Kirk)
Tuết phủ một chiếc xe ở Hamburg, New York, gần hồ Erie (Ảnh: Lindsay DeDario)
Đoàn nai trên sông  Wenatchee, Washington (Ảnh: Mark Price)
Đi bộ trên những đám mây (Ảnh: Nick O'Donoghue)
Một khu rừng ở Wyoming, Mỹ (Ảnh: Flipboard)
"Bàn tay của Chúa" trên bầu trời đảo Madeira, Bồ Đào Nha (Ảnh: Meteo Madeira)

3 x 8 = 23!



Nhan Uyên là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.



Một ngày nọ, trên đường đi làm, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải; anh bước đến hỏi mới biết là đang có tranh chấp giữa khách hàng và chủ tiệm.



Khách hàng hét lớn: 

– 3 nhân tám là 23, sao ông cứ đòi 24 đồng?”

Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: 

– Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa.

Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên mắng:

– Ai cần nhà ngươi phân xử.  Ngươi biết gì mà tính với toán; muốn phân xử thì gọi sư phụ ngươi đến để ông ấy định đoạt!

Nhan Uyên đáp: 

– Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai thì sao?”

Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta; còn ngươi sai thì sao?”

Nhan Uyên trả lời: 

– Tôi sẽ từ quan.



Sau khi đến, Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói: 

– 3 nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”



Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua; nhưng trong lòng không phục. Người mua nhận mũ, đắc ý bỏ đi.



Nhan Uyên cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại thụ giáo nữa. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học.  Khổng Tử hiểu rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.



Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt sư phụ. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.

Nhan Uyên “Con xin ghi nhớ”, rồi bỏ đi.

Trên đường về, gặp một cơn bão, mưa to và sấm chớp,  Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường định vào để náu thân.  Nhưng đột nhiên anh nhớ lời thầy dặn: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”, nên anh không vào đụt mưa.  Vừa rời đi không xa thì thấy một lưỡi tầm sét đã đánh tan cây cổ thụ. Nhan Uyên thoát chết.



Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng ngủ của vợ thì thấy có 2 người đang nằm trên giường.  Vô cùng giận giữ, Nhan Uyên giơ kiếm định chém nhân dạng của người đàn ông nằm bên. Nhưng nghĩ đến lời thầy, anh hạ kiếm xuống vì lại nghĩ đến câu nói thứ hai của thầy: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra người giả trang kia là muội muội của anh. Té ra vì thấy trời mưa, vợ của Nhan Uyên quá sợ nên nhờ em gái mình giả dạng chồng để đề phòng thảo khấu.



Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”



Nhan Uyên cảm thấy kính phục thầy sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử. Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”



Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”



Khổng Tử lại nói tiếp:

– Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng; con thua, bất quá là thua cái mũ quan; nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người kia thua sẽ tự sát. Vậy con nghĩ xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?



Nhan Uyên bỗng giật mình tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: 

– Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!



Từ đó về sau, Nhan Uyên không rời sư phụ...

ĐÀ LẠT XƯA



Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng


Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.


Đà Lạt ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp, vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.


Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, những khách sạn Đà Lạt đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa, mang dòng máu lai quý tộc Việt và Pháp.


Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau đây là trên 100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh gia Pháp và một số nhiếp ảnh khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm nay.





1. Bản đồ Đà Lạt ngày xưa - được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới




2. Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 - 1930 





3. Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925





4. Thác Liên Khương những năm ngày xưa




5. Thác Ponggour Đà Lạt  




6. Thác Cam Ly Đà Lạt (1925 - 1930)




7. Thác Gougah đổ từ trên cao xuống




8. Người Pháp và dân bản địa trên đỉnh LangBian 




9. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace Đà Lạt




10. Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ




11. Một khách sạn Đà Lạt




12. Toàn cảnh thành phố Đà Lạt chụp từ trên núi.




13. Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ




14. Một phần Hồ Xuân Hương, sau này sẽ mọc lên những sân Gôn, những hàng rào vây quanh.




15. Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp




Palace Hotel Đà Lạt hiện nay trải qua 80 năm lịch sử vẫn giữ nguyên vẹn hình hài ngày trước




16. Đường phố Đà Lạt 1925




17. Phụ nữ Đà Lạt bản địa, khác với Phụ nữ  Đà Lạt danh tiếng hiện giờ.





18. Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt lộng lẫy



19. Bản đồ đỉnh LangBian





20. Trường Lycee Yersin Đà Lạt 




21. Một bảng cảnh báo thú dữ ở LangBian Đà Lạt




22. Thẻ ID của bác sĩ YERSIN




 23. Ảnh chụp ngôi nhà của bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt




24. Cảnh vật xung quanh Hotel Palace Đà Lạt năm 1925 




25. Cận cảnh Hồ Xuân Hương năm 1920 





26. Một tờ quảng cáo của khách sạn Palace






27. Quang cảnh khu vực trung tâm Đà Lạt 1960





28. Chợ Hòa Bình Đà Lạt ngày ấy




29. Đỉnh LangBian ngày trước




30. Khu chợ mới xây dựng tại Đà Lạt 1961




31. Nhà Địa Cư 1940 tại Đà Lạt




32. Một con đường trên phố Đà Lạt




33. Một rau quả tại khu chợ mới Đà Lạt 1961




34. Thác Ponggour  Đà Lạt 1968




35. Khu trung tâm tập trung nhiều tòa nhà lớn sang trọng bậc nhất của Đà Lạt trong đó có Nice Dream, và Tulip




36. Trực thăng mang số hiệu UH-1H 92AHC đáp tại Hồ Xuân Hương 1968





37. Bùng binh Đà Lạt ngày ấy và bây giờ đã thay đổi rất nhiều




38. Trường YERSIN Đà Lạt nhìn từ trên cao




 39. Những máy bay của hãng hàng không Việt Nam năm 1968




40. Trực thăng mang mã số 92 AHC bay trên núi Vôi 1968 Đà Lạt




41. Bờ hồ Xuân Hương




42. Chiếc may bay mang mã số DC-4 cất cánh tại sân bay Liên Khương 1968




43. Núi Vôi ở Đức Trọng Đà Lạt




44. Trực thăng Mỹ mang mã số 92 AHC đáp xuống nhà máy thủy điện Song Pha khi họ phát hiện ra một ống dẫn nước bị hư hại.




45. Chợ Hòa Bình nhìn từ phía đường Duy Tân 1968




46. Máy bay DC-4 tại Liên Khương Đà Lạt 1968




47. Một hành khách nữ quý tộc tại sân bay Liên Khương 1968




48. Một chuyến bay sắp cất cánh tại Liên Khương




49. Toàn cảnh trung tâm tp. Đà Lạt nhìn từ trên cao




50. Đà Lạt chụp từ trực thăng




51. Nhà hàng Thủy Tạ ngày ấy và bây giờ không khác là mấy.




52. Khu trung tâm tập trung các toàn nhà cao cấp của Đà Lạt như khách sạn Nice Dream, Red Tulip...


 


53. Lối kiến trúc của tp Đà Lạt mang đậm chất phong cách châu Âu sang trọng.




54. Đà Lạt ngày xưa đã được xây dựng rất khang trang và lộng lẫy để phục vụ cho các giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.




55. Một góc khu trung tâm sang trọng




56.




57. Trường học viện Quân Sự quốc gia chi nhánh phía nam tại Đà Lạt




58. Trực thăng mang mã sô US 92 AHC bay trên bầu trời sân bay Liên Khương 1968




59.




60.




61. Cầu Ông Đào Đà Lạt 1957




62. Câu lạc bộ thể thao nhìn từ phía bờ hồ Xuân hương 1950




63. Một buổi sớm mai 1950




64. Đường Hàm Nghi năm 1941




65. Đường Phan Đình Phùng 1957




66. Nhà hàng Thủy Tạ 1960




67. 




68.




69.




70.




71. Một buổi diễn binh tại Học viện Quân sự Quốc gia




72.




73.




74. Núi Langbian



 


75. Đất đỏ Đà Lạt




76.




77. Cam Ly Đà Lạt




78. Nhà Ga Đà Lạt 1948




79. Nhà Địa Dư Đà Lạt 1948




79. Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt 1948




80. Hồ Suối Vàng mùa cạn nước




81. Nhà thờ đạo Tin Lành 1948




82. Một câu lạc bộ thể thao gần hồ Xuân Hương




83. 




84. Bệnh viện Đà Lạt




85. Nhà thờ Con Gà nổi tiếng một thời




86.




87. Thác Gougha 1948




88. Du Parc hotel




89. Du Lac hotel 1948




90. Palace Hotel nhìn từ trên cao 1931




91. thác  Liên Khương 1926




92. Người bản địa tại một buổi sớm 1926




93. Chợ Đà Lạt




94. Lycee YERSIN 1948




95.




96.Những nữ Sinh tại trường LYVEE YERSIN 1948




97. LYCEE YERSIN 1948




98. Villa của giám đốc cục cảnh sát Đà Lạt




99.