Vào thập niên 1960, tại Miền Nam, trong dân gian đã
truyền tụng câu “Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ
Trưởng,” nói lên lòng ngưỡng mộ của người dân đối với bốn vị
tướng lãnh trong sạch, thanh liêm của QLVNCH.
Nhất Thắng
Vị tướng được kể tên trước Nhất là Trung Tướng Nguyễn Ðức Thắng (1930- ).Ông sinh vào tháng 1-1930 tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Việt, theo hoc Khóa I Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Ðịnh khai giảng ngày 1-10-1951 nhưng sau 2 tuần lễ được chuyển vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, và tốt nghiệp ngày 11-6-1952 với cấp bậc Thiếu Úy ngành Pháo Binh. Ông lần lượt thăng cấp như sau: (1)· Thăng cấp Trung Úy vào tháng 2-1953· Thăng cấp Ðại Úy vào tháng 10-1954· Thăng cấp Thiếu Tá vào năm 1955· Thăng cấp Trung Tá tạm thời vào năm 1958· Thăng cấp Trung Tá thực thụ vào ngày 26-10-1959· Thăng cấp Ðại Tá tạm thời vào tháng 2-1961· Thăng cấp Chuẩn Tướng vào ngày 11-8-1964· Thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức vào ngày 1-11-1965· Thăng cấp Trung Tướng nhiệm chức vào ngày 3-6-1968 Tướng Thắng đã từng được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh của một số đại đơn vị của QLVNCH như sau:· Sư Ðoàn 1 Bộ Binh: từ ngày 1-1-1961 đến ngày 15-10-1961· Sư Ðoàn 5 Bộ Binh: từ ngày 16-10-1961 đến ngày 19-12-1962· Quân Ðoàn IV: từ ngày 29-2-1968 đến ngày 1-7-1968 Ông cũng từng tham chính trong hai chính phủ liên tiếp:· Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ: Ủy Viên Xây Dựng Nông Thôn, từ ngày 1-10-1965 đến ngày 8-11-1967· Chính phủ Nguyễn Văn Lộc: Tổng Trưởng Xây Dựng Nông Thôn từ ngày 9-11-1967 đến ngày 23-2-1968. Trong dân chúng VNCH đã truyền tụng khá nhiều câu chuyện, giai thoại về tính cương trực, thanh liêm của ông. Một số giai thoại về đức tính trong sạch, thanh liêm và yêu lính, yêu dân của ông đã được kể lại như sau:
Vị tướng được kể tên trước Nhất là Trung Tướng Nguyễn Ðức Thắng (1930- ).Ông sinh vào tháng 1-1930 tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Việt, theo hoc Khóa I Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Ðịnh khai giảng ngày 1-10-1951 nhưng sau 2 tuần lễ được chuyển vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, và tốt nghiệp ngày 11-6-1952 với cấp bậc Thiếu Úy ngành Pháo Binh. Ông lần lượt thăng cấp như sau: (1)· Thăng cấp Trung Úy vào tháng 2-1953· Thăng cấp Ðại Úy vào tháng 10-1954· Thăng cấp Thiếu Tá vào năm 1955· Thăng cấp Trung Tá tạm thời vào năm 1958· Thăng cấp Trung Tá thực thụ vào ngày 26-10-1959· Thăng cấp Ðại Tá tạm thời vào tháng 2-1961· Thăng cấp Chuẩn Tướng vào ngày 11-8-1964· Thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức vào ngày 1-11-1965· Thăng cấp Trung Tướng nhiệm chức vào ngày 3-6-1968 Tướng Thắng đã từng được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh của một số đại đơn vị của QLVNCH như sau:· Sư Ðoàn 1 Bộ Binh: từ ngày 1-1-1961 đến ngày 15-10-1961· Sư Ðoàn 5 Bộ Binh: từ ngày 16-10-1961 đến ngày 19-12-1962· Quân Ðoàn IV: từ ngày 29-2-1968 đến ngày 1-7-1968 Ông cũng từng tham chính trong hai chính phủ liên tiếp:· Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ: Ủy Viên Xây Dựng Nông Thôn, từ ngày 1-10-1965 đến ngày 8-11-1967· Chính phủ Nguyễn Văn Lộc: Tổng Trưởng Xây Dựng Nông Thôn từ ngày 9-11-1967 đến ngày 23-2-1968. Trong dân chúng VNCH đã truyền tụng khá nhiều câu chuyện, giai thoại về tính cương trực, thanh liêm của ông. Một số giai thoại về đức tính trong sạch, thanh liêm và yêu lính, yêu dân của ông đã được kể lại như sau:
“Có lần tướng Thắng đã cầm đầu một phái đoàn đi ngoại quốc.
Trên nguyên tắc, tùy thời hạn, mỗi sĩ quan trong phái đoàn đều được đổi mỗi người
một ít ngoại tệ để tiêu xài và chánh phủ cho riêng một ít tiền túi. Còn ông tướng
trưởng phái đoàn thì có thêm một ngân khoản gọi là “ngân sách tiếp tân.” Khi ra nước ngoài, tướng Thắng đã không xử dụng
số tiền tiếp tân của chánh phủ cấp phát. Lúc về nước, ông đã đem trả đủ số tiền
không chi tiêu ấy vào ngân sách cho chánh phủ… Vốn là một sĩ quan to con, khoẻ
mạnh, hiếu động, tướng Thắng thích tự thân xông pha với các chiến sĩ của ông
trong những cuộc hành quân bình định đại qui mô. Những dịp này, nếu có đồng bào
hay thường dân từ trong những vùng quê xa xôi, hẻo lánh, mất an ninh, bồng bế,
dắt díu nhau đi ra, tướng Thắng thường làm gương cho binh sĩ là đi bộ, nhường
xe vận tải chở thường dân, nhất là đàn bà và trẻ thơ… Hôm ấy là dịp tướng Thắng,
tư lệnh vùng, đi thị sát lãnh thổ trách nhiệm và hội họp bộ tham mưu tại tiểu
khu Rạch Giá. Như thế, tất nhiên vị tiểu khu trưởng kiêm tỉnh trưởng địa
phương, theo lệ thường, phải khoản đãi quan khách một bữa ăn thịnh soạn. Bữa ăn
đó thường diễn ra trong tỉnh đường và do công quỹ đài thọ. Nhưng tướng Thắng đã
không dự tiệc, mà lại ra ngồi ngoài xe Jeep, gân cổ lên “quạp” ổ bánh mì thịt
to tổ nái.”
Người Mỹ cũng nghe danh ông là một vị Tướng lãnh
trong sạch, thanh liêm, và làm việc đàng hoàng, nghiêm túc, nên họ rất
kính phục, ngưỡng mộ ông. Chính vì vậy các giới chức quân sự và dân
sự Hoa Kỳ tại Việt Nam rất tích cực ủng hộ ông. Một tác giả Mỹ đã
ghi nhận như sau: “Thang had a reputation for honesty and hard work, which
won him not only the respect of his American civilian and military advisors but
also substantial American support for his revolutionary development
campaign.” 3 (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Thắng nổi
tiếng lương thiện và làm việc tích cực, điều này giúp ông có được
không những sự kính trọng của các cố vấn dân sự và quân sự của ông
mà còn cả sự hỗ trợ đáng kể của Hoa Kỳ đối với công cuộc vận
động xây dựng nông thôn của ông.”).
Cơ Quan Trung Ương Tình Báo của Hoa Kỳ (Central
Intelligence Agency = CIA), trong nhiều báo cáo hàng tuần của họ về
tình hình tại VNCH (Weekly report on the Situation in South Vietnam) cũng
đã có những nhận xét rất tốt về con người, tác phong làm việc cũng
như những suy nghĩ của ông về vấn đề xây dựng nông thôn.
Báo cáo hàng tuần của CIA, đề ngày 24-10-1966, ghi nhận như sau trong
phần II, Revolutionary Development (xây dựng nông thôn):
“He was particularly critical of the “new life hamlet
program” which was designed to provide security from Viet Cong incursions and
to provide a “new life” to the peasants. Thang maintains that the latter goal
of the program has not been successfully achieved and in his words, “has not
provided a new life for the people in the hamlets.” There has been no true
social revolution, he asserted and “the Communists… have not been wiped out.”
Thang implied that government interference in the life of the peasants must be
minimal and that hamlet residents should control their own programs. The Revolutionary
Development Cadres, which he claims have started to take hold in the
provinces, should act mainly as an “emotional bridge” between the peasant and
the government, according to Thang.”4
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ông đặc biệt chỉ trích “chương trình ấp tân sinh” được thiết kế nhằm đem lại an ninh chống lại các xâm nhập của Việt Cộng và tạo ra “một đời sống mới” cho nông dân. Thắng tin rằng mục tiêu thứ nhì của chương trình đã không được thực hiện thành công và, theo lời ông, “đã không đem lại một đời sống mới cho dân chúng trong các ấp.” Ông cũng xác nhận “Đã không có một cuộc cách mạng xã hội, và, bọn Cộng sản đã không bị tiêu diệt.” Thắng ngụ ý rằng sự can thiệp chính phủ vào cuộc sống của nông dân nên giữ ở mức tối thiểu và nên để cho người dân trong các ấp quyền kiểm soát các chương trình sinh hoạt của họ. Theo ông các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, mà ông tin là đã bắt đầu bám rể được tại các tỉnh, chỉ nên giữ vai trò làm “nhịp cầu giao cảm” giữa nông dân và chính quyền mà thôi.”) Vì bản tính trong sạch, thanh liêm, vì cách làm việc thẳng thắn, nghiêm túc, với những tư tưởng về xây dựng nông thôn tích cực đó, lại được sự ủng hộ mạnh mẻ của các giới chức Hoa Kỳ như vậy, Tướng Thắng không thể tránh khỏi bị các tướng lãnh khác của VNCH nghi ngờ và ganh ghét, khiến cho ông có lúc đã nghĩ đến việc từ chức. Một báo cáo hàng tuần của CIA đã ghi nhận điều này như sau:“There is some indication that Minister of Revolutionary Development General Nguyen Duc Thang may be thinking of resigning his post because of criticism from other members of the Directorate… Part of the difficulty in Thang’s relationship with other members of the Directorate may stem from the fact that he has received a great deal of support and praise from American advisers, which has probably generated envy and suspicion.” 5(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Có một số dấu hiệu cho thấy Ủy Viên Xây Dựng Nông Thôn Tướng Nguyễn Ðức Thắng có thể đang nghĩ đến việc từ chức vì sự chỉ trích từ các thành viên khác của Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia… Một phần của khó khăn trong mối quan hệ của Thắng với các thành viên khác của Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia có thể bắt nguồn từ việc ông nhận được rất nhiều ủng hộ và ca ngợi từ các cố vấn Mỹ, một điều có thể đã tạo ganh tỵ và nghi ngờ.”). Ðầu năm 1968, ông bàn giao Bộ Xây Dựng Nông Thôn cho Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, và ngày 29-2-1968 ông nhận chức Tư Lệnh Quân Ðoàn IV thay cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vốn dĩ không thích Tướng Thắng từ khi Tướng Thắng đại diện cho các tướng lãnh thuộc phe Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã khuyên ông Thiệu rút lui đừng ra tranh cử tổng thống hồi giữa năm 1967,6 đã bị áp lực từ phía Hoa Kỳ phải chấp nhận việc bổ nhiệm Tướng Thắng là một tướng lãnh được tiếng thanh nliêm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV để thay thế cho Tướng Mạnh đã bị tiếng tăm quá nặng nề về tham nhũng. Vì vậy, Tướng Thắng đã không giữ được chức vụ này lâu. Tướng Thắng phải bàn giao chức Tư Lệnh Quân Ðoàn IV cho Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh vào ngày 1-7-1968. Sau đó ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh một thời gian ngắn trước khi về Bộ Tổng Tham Mưu ngồi chơi xơi nước trong chức vụ Phụ Tá Kế Hoạch cho Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. Năm 1973 ông xin nghĩ dài hạn không ăn lương để đi học lại và cuối năm đó ông được cho giải ngũ. Cuối tháng 4-1975, ông được tái trưng dụng nhưng chưa kịp được bổ nhiệm chức vụ gì trong quân đội thì VNCH đã sụp đổ. Sau ngày 30-4-1975, ông định cư tại tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ.
(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ông đặc biệt chỉ trích “chương trình ấp tân sinh” được thiết kế nhằm đem lại an ninh chống lại các xâm nhập của Việt Cộng và tạo ra “một đời sống mới” cho nông dân. Thắng tin rằng mục tiêu thứ nhì của chương trình đã không được thực hiện thành công và, theo lời ông, “đã không đem lại một đời sống mới cho dân chúng trong các ấp.” Ông cũng xác nhận “Đã không có một cuộc cách mạng xã hội, và, bọn Cộng sản đã không bị tiêu diệt.” Thắng ngụ ý rằng sự can thiệp chính phủ vào cuộc sống của nông dân nên giữ ở mức tối thiểu và nên để cho người dân trong các ấp quyền kiểm soát các chương trình sinh hoạt của họ. Theo ông các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, mà ông tin là đã bắt đầu bám rể được tại các tỉnh, chỉ nên giữ vai trò làm “nhịp cầu giao cảm” giữa nông dân và chính quyền mà thôi.”) Vì bản tính trong sạch, thanh liêm, vì cách làm việc thẳng thắn, nghiêm túc, với những tư tưởng về xây dựng nông thôn tích cực đó, lại được sự ủng hộ mạnh mẻ của các giới chức Hoa Kỳ như vậy, Tướng Thắng không thể tránh khỏi bị các tướng lãnh khác của VNCH nghi ngờ và ganh ghét, khiến cho ông có lúc đã nghĩ đến việc từ chức. Một báo cáo hàng tuần của CIA đã ghi nhận điều này như sau:“There is some indication that Minister of Revolutionary Development General Nguyen Duc Thang may be thinking of resigning his post because of criticism from other members of the Directorate… Part of the difficulty in Thang’s relationship with other members of the Directorate may stem from the fact that he has received a great deal of support and praise from American advisers, which has probably generated envy and suspicion.” 5(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Có một số dấu hiệu cho thấy Ủy Viên Xây Dựng Nông Thôn Tướng Nguyễn Ðức Thắng có thể đang nghĩ đến việc từ chức vì sự chỉ trích từ các thành viên khác của Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia… Một phần của khó khăn trong mối quan hệ của Thắng với các thành viên khác của Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia có thể bắt nguồn từ việc ông nhận được rất nhiều ủng hộ và ca ngợi từ các cố vấn Mỹ, một điều có thể đã tạo ganh tỵ và nghi ngờ.”). Ðầu năm 1968, ông bàn giao Bộ Xây Dựng Nông Thôn cho Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, và ngày 29-2-1968 ông nhận chức Tư Lệnh Quân Ðoàn IV thay cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vốn dĩ không thích Tướng Thắng từ khi Tướng Thắng đại diện cho các tướng lãnh thuộc phe Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã khuyên ông Thiệu rút lui đừng ra tranh cử tổng thống hồi giữa năm 1967,6 đã bị áp lực từ phía Hoa Kỳ phải chấp nhận việc bổ nhiệm Tướng Thắng là một tướng lãnh được tiếng thanh nliêm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV để thay thế cho Tướng Mạnh đã bị tiếng tăm quá nặng nề về tham nhũng. Vì vậy, Tướng Thắng đã không giữ được chức vụ này lâu. Tướng Thắng phải bàn giao chức Tư Lệnh Quân Ðoàn IV cho Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh vào ngày 1-7-1968. Sau đó ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh một thời gian ngắn trước khi về Bộ Tổng Tham Mưu ngồi chơi xơi nước trong chức vụ Phụ Tá Kế Hoạch cho Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. Năm 1973 ông xin nghĩ dài hạn không ăn lương để đi học lại và cuối năm đó ông được cho giải ngũ. Cuối tháng 4-1975, ông được tái trưng dụng nhưng chưa kịp được bổ nhiệm chức vụ gì trong quân đội thì VNCH đã sụp đổ. Sau ngày 30-4-1975, ông định cư tại tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ.
Nhì Chinh
Vị tướng được kể tên thứ nhì là Trung Tướng Phan
Trọng Chinh (1930-2014)
Ông sinh ngày 1-2-1931 tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Việt, theo học Khóa 5 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, mãn khóa ngày 24-4-1952 với cấp bậc Thiếu Úy, và lần lượt thăng cấp như sau:7 ·
Thăng cấp Trung Úy vào tháng 1-1954·
Thăng cấp Ðại Úy ngày 29-9-1954·
Thăng cấp Thiếu tá vào tháng 9-1956·
Thăng cấp Trung Tá vào tháng 12-1963·
Thăng cấp Ðại Tá nhiệm chức vào ngày 6-3-1965·
Thăng cấp Ðại Tá thực thụ vào ngày 1-11-1965·
Thăng cấp Chuẩn Tướng nhiệm chức năm 1966·
Thăng cấp Chuẩn Tướng thực thụ năm 1967·
Thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức năm 1968·
Thăng cấp Trung Tướng thực thụ năm 1973
Hình ảnh Trung Tướng Phan Trọng Chinh cùng Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến dự lễ mãn khoá của SVSQ tại trường Bộ Binh Thủ Đức ( Ngày 4 Tháng 12, Năm 1971 )
Trong thời gian 1954-1956, ông là vị Tiểu Ðoàn Trưởng
đầu tiên của Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù. Cuối tháng 9-1956, ông thăng cấp
Thiếu Tá và đảm nhận chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Ðoàn (đến năm 1959
đổi tên thành Lữ Ðoàn) Nhảy Dù. Ngày 26-10-1960, ông rời Lữ Ðoàn
Nhảy Dù và đảm nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân. Ngày
11-11-1960, ông tham gia cuộc đảo chánh của lực lượng nhảy dù dưới sự
lãnh đạo của Ðại Tá Tư Lệnh Nguyễn Chánh Thi. Cuộc đảo chánh thất
bại, ông bị bắt giam và bị Tòa án mặt trận Sài Gòn xử 18 năm khổ
sai và đày ra Côn Ðảo.
Sau khi cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 thành công, lật đổ được chính phủ Ngô Ðình Diệm, ông được Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng trả lại tự do, xóa bản án, thăng cấp cho ông lên Trung Tá, và bổ nhiệm ông làm Tỉnh Trưởng Pleiku. Ngày 6-3-1965, ông thăng cấp Ðại Tá nhiệm chức và được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.Chính trong thời gian nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh này, Tướng Chinh đã để lại những dấu ấn rõ rệt về các đức tính tốt đẹp của ông: trong sạch thanh liêm, không bao giờ lợi dụng chức vụ để lo cho gia đình, tận tâm trong công việc và nhiệm vụ, thương yêu, gần gủi và chia xẻ mọi hiểm nguy với binh sĩ dưới quyền. Dưới đây là một số giai thoại về các đức tính đó của ông đã được truyền tụng trong dân gian: “Trong suốt mấy năm liền đảm nhiệm trọng trách đó, tôi thấy tướng Chinh không mấy khi về Sài Gòn thăm gia đình vợ con và bạn bè. Ông bận lo thị sát chiến trường, thanh tra các địa phương. Một đặc điểm đáng nêu lên đây là tướng Chinh đi thanh sát toàn bằng xe, di chuyển trên đường bộ, mặc dù vùng ông trấn đóng rất nguy hiểm. Bọn CS địa phương thường hay đặt mìn, bắn sẻ và phục kích từng toán lẻ tẻ. Thỉnh thoảng về thăm gia đình, vợ con, ông cũng dùng xe chớ không bao giờ dùng trực thăng như đa số các vị tướng lãnh khác. Đoàn xe của tướng Chinh di chuyển thường chỉ gồm có một chiếc Dodge 4×4 trí súng đại liên với mấy tay xạ thủ, một jeep ông ngồi cùng với tài xế và đại úy Đoàn, sĩ quan tùy viên của ông.” 8“Khoảng năm 1966-67, đường Saigon – Đức Hòa còn là đường đất bụi. Hôm đó, tôi trên xe cứu thương, trương cờ Hồng Thập Tự mà chạy. Xe tôi đi sau một đoàn xe của quân đội, tôi bóp kèn, thì tất cả đều dạt vào trong. Nhưng đến xe đầu tiên thì tôi biết là xe của ông Tướng (vì có gắn ngôi sao), xe tôi không dám vượt qua. Nhưng tôi thấy Tướng Chinh vỗ vai người tài xế, và xe ông dạt vào trong cho xe tôi chạy. Đến tối, tôi xin gặp Trung Tướng và xin lỗi. Nhưng Tướng Chinh nói: “NGÔI SAO CỦA TÔI KHÔNG THỂ BẰNG SINH MẠNG CỦA MỘT THƯƠNG BINH”. Câu nói đó đã chạm vào tim tôi, nước mắt tự rơi không kềm được. Một câu nói thật ngắn, gọn, nhưng sao hay trong văn chương, đẹp trong tình người đến như vậy???. Sau đó ông hỏi tôi: “Cô có biết tại sao Trung Tướng Chinh là ông Tướng duy nhất không dùng trực thăng khi đi hành quân hay không? Dạ, lúc đó cháu còn nhỏ nên không biết điều đó ạ! Tại vì ông muốn chia xẻ tất cả những nguy hiểm, gian khổ cùng chiến sĩ, chứ không như các ông Tướng khác cô à. Nước mắt tôi lại rơi cho điều vô cùng tốt đẹp ấy. Có người còn kể: “Tướng Chinh thường nói: “Là lãnh đạo, lúc nào cũng phải đi tiên phong. ” 9
Sau khi cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 thành công, lật đổ được chính phủ Ngô Ðình Diệm, ông được Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng trả lại tự do, xóa bản án, thăng cấp cho ông lên Trung Tá, và bổ nhiệm ông làm Tỉnh Trưởng Pleiku. Ngày 6-3-1965, ông thăng cấp Ðại Tá nhiệm chức và được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.Chính trong thời gian nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh này, Tướng Chinh đã để lại những dấu ấn rõ rệt về các đức tính tốt đẹp của ông: trong sạch thanh liêm, không bao giờ lợi dụng chức vụ để lo cho gia đình, tận tâm trong công việc và nhiệm vụ, thương yêu, gần gủi và chia xẻ mọi hiểm nguy với binh sĩ dưới quyền. Dưới đây là một số giai thoại về các đức tính đó của ông đã được truyền tụng trong dân gian: “Trong suốt mấy năm liền đảm nhiệm trọng trách đó, tôi thấy tướng Chinh không mấy khi về Sài Gòn thăm gia đình vợ con và bạn bè. Ông bận lo thị sát chiến trường, thanh tra các địa phương. Một đặc điểm đáng nêu lên đây là tướng Chinh đi thanh sát toàn bằng xe, di chuyển trên đường bộ, mặc dù vùng ông trấn đóng rất nguy hiểm. Bọn CS địa phương thường hay đặt mìn, bắn sẻ và phục kích từng toán lẻ tẻ. Thỉnh thoảng về thăm gia đình, vợ con, ông cũng dùng xe chớ không bao giờ dùng trực thăng như đa số các vị tướng lãnh khác. Đoàn xe của tướng Chinh di chuyển thường chỉ gồm có một chiếc Dodge 4×4 trí súng đại liên với mấy tay xạ thủ, một jeep ông ngồi cùng với tài xế và đại úy Đoàn, sĩ quan tùy viên của ông.” 8“Khoảng năm 1966-67, đường Saigon – Đức Hòa còn là đường đất bụi. Hôm đó, tôi trên xe cứu thương, trương cờ Hồng Thập Tự mà chạy. Xe tôi đi sau một đoàn xe của quân đội, tôi bóp kèn, thì tất cả đều dạt vào trong. Nhưng đến xe đầu tiên thì tôi biết là xe của ông Tướng (vì có gắn ngôi sao), xe tôi không dám vượt qua. Nhưng tôi thấy Tướng Chinh vỗ vai người tài xế, và xe ông dạt vào trong cho xe tôi chạy. Đến tối, tôi xin gặp Trung Tướng và xin lỗi. Nhưng Tướng Chinh nói: “NGÔI SAO CỦA TÔI KHÔNG THỂ BẰNG SINH MẠNG CỦA MỘT THƯƠNG BINH”. Câu nói đó đã chạm vào tim tôi, nước mắt tự rơi không kềm được. Một câu nói thật ngắn, gọn, nhưng sao hay trong văn chương, đẹp trong tình người đến như vậy???. Sau đó ông hỏi tôi: “Cô có biết tại sao Trung Tướng Chinh là ông Tướng duy nhất không dùng trực thăng khi đi hành quân hay không? Dạ, lúc đó cháu còn nhỏ nên không biết điều đó ạ! Tại vì ông muốn chia xẻ tất cả những nguy hiểm, gian khổ cùng chiến sĩ, chứ không như các ông Tướng khác cô à. Nước mắt tôi lại rơi cho điều vô cùng tốt đẹp ấy. Có người còn kể: “Tướng Chinh thường nói: “Là lãnh đạo, lúc nào cũng phải đi tiên phong. ” 9
Với bản chất cương trực như thế, ông không tránh khỏi
đã có những đụng chạm với một số cố vấn Mỹ khi những vị cố vấn
này có những cử chỉ hay hành động có tính cách khinh thường hay
nhục mạ QLVNCH. MỘt sĩ quan trong bộ tham mưu Sư Ðoàn 25 Bộ Binh đã kể
lại cuộc đụng độ nẩy lửa giữa Tướng Chinh và viên sĩ quan đại tá
cố vấn Mỹ như sau:
“Những chuyến đi thanh sát như thế, không mấy khi tướng
Chinh đem viên đại tá Mỹ cố vấn trưởng sư đoàn đi theo. Việc ấy không ngờ đã
khiến cho tên cố vấn Mỹ, có máu thực dân phong kiến và xấc láo, tên Hê-Li-Cớt,
để tâm hiềm khích. Hôm ấy tướng Chinh về nhà thăm gia đình một đêm. Sáng hôm
sau, ông lên bộ chỉ huy sư đoàn như thường lệ. Các bạn quân nhân nào đã từng phục
vụ trong vùng Hậu Nghĩa đều biết chuyện này. Mỗi sáng, trước khi cho phép xe cộ
lưu thông, gồm cả xe nhà binh lẫn xe dân sự, xe vận tải, xe đò, v.v…tiểu đoàn
25 công binh phải lo mở đường xong xuôi để bảo đảm an toàn cho mọi người. Đoàn
xe mở đường thường gồm có một chiếc GMC và 1 chiếc Dodge 4×4 chở đầy các chuyên
viên rà mìn. Bởi thế, không một xe nào, dù là xe của ông tướng tư lệnh có thể
vượt qua luật lệ ấy. Khi tướng Chinh vừa bước vào văn phòng tư lệnh sư đoàn,
viên đại tá Mỹ Hê-Li-Cớt, từ phòng bên cạnh đã bước sang, hạch hỏi tướng Chinh,
tại sao đến giờ này ông mới đến văn phòng. Trước thái độ hỗng hách ấy, tướng
Chinh đã dạy cho hắn biết bài học về quân phong và quân kỷ, đồng thời cũng nhắc
cho anh ta biết rằng, dù sao anh ta cũng chỉ là một đại tá đang đứng trước một
vị tư lệnh sư đoàn. Nhưng viên đại tá Mỹ phách lối này đã chẳng biết phục thiện,
về sau lại còn tỏ ra xấc láo hơn nữa, nên tướng Chinh đã phải ra lệnh trục xuất
tên cố vấn Mỹ ấy ra khỏi văn phòng làm việc, sát vách với văn phòng của ông. Tướng
Chinh đuổi tên Hê-li-Cớt qua vùng Compound của Mỹ. Nhưng Hê-Li-Cớt cũng bướng,
không chịu dọn đi. Tướng Chinh liền ra lịnh cho trung tá Trà, chỉ huy trưởng tổng
hành dinh sư đoàn 25, dọn dùm đồ đạc của hắn qua bên Compound Mỹ, dưới sự bảo vệ
của quân cảnh VN. Bên phía Mỹ, chẳng hiểu viên đại tá thực dân này đã nói gì
vơi binh sĩ Mỹ dưới quyền của y, người ta thấy bọn quân cảnh Mỹ cũng lên súng
M.16 và gờm sẵn trong tư thế chiến đấu. Nhưng rất may đã không xảy ra vụ sô sát
đáng tiếc nào giữa binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH thuộc sư đoàn 25BB. Dù vậy, báo
chí Mỹ và báo chí Việt Nam cũng đã bình luận sôi nôi một thời về hành động cứng
cỏi, để bảo vệ danh dự của quân đội VNCH và thể diện dân tộc.” 10
Sau cuộc đụng độ nảy lửa đó, các giới chức Hoa Kỳ
tỏ ra không thích Tướng Chinh, và vì vậy trong các báo cáo, tài liệu
của Hoa Kỳ, Tướng Chinh không được đánh giá tốt. Sau đây là một bằng
chứng về nhận xét lệch lạc của CIA về Tướng Chinh:“The controversial commander
of the ARVN 25th Division, General Phan Trong Chinh has stepped-up the tempo of
hamlet construction to one month, and consolidation phases to one and one-half
months. Chinh’s order has been issued in an apparent attempt to make the
pacification effort in his area look good.” 11(Xin tạm dịch sang Việt
ngữ như sau: “Viên tư lệnh gây tranh cải này của Sư Ðoàn 25 QLVNCH,
Tướng Phan Trọng Chinh, đã tăng nhịp độ xây dựng các ấp lên một
tháng, và các giai đoạn củng cố các ấp lên một tháng rưởi. Lệnh
của Chinh đã được ban hành thấy rõ là nhằm giúp cho cố gắng bình
định trong khu vực của ông ta có vẻ tốt đẹp.”).Dĩ nhiên, nhận xét như
vậy của người Mỹ về Tướng Chinh chắc chắn đã có ảnh hưởng không
tốt đến cấp lãnh đạo của VNCH. Sau đây là một bằng chứng rõ rệt về
việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã quyết định không bổ nhiệm Tướng
Chinh vào chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn II vào tháng 4-1972:“MR 2 commander
Gen. Ngo Dzu simply panicked and fled from Corps headquarters at Pleiku to
coastal Nha Trang, leaving the de facto leadership of ARVN forces in the
interior to MR 2 senior adviser John Paul Vann… Thieu was considering replacing
him with a known incompetent named Phan Trong Chinh. Acting on an ostensibly
spontaneous impulse, Bunker sent Thieu a list of candidates on which Chinh’s
name did not appear. Thieu picked one that did, that of Gen. Nguyen Van
Toan.” 12(xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tư Lệnh Vùng II
Tướng Ngô Dzu hoảng hốt bỏ bộ tư lệnh Quân Ðoàn ở Pleiku chạy về Nha
Trang ở duyên hải, trên thực tế giao quyền chỉ huy các lực lượng của
QLVNCH trong nội địa lại cho cố vấn trưởng Vùng II Jean Paul Vann…
Thiệu đang tính thay thế hắn [tức là Tướng Ngô Dzu] bằng Phan
Trọng Chinh, một người đã được biết là không có khả năng. Hành động
theo phản ứng liền lập tức, Bunker [đại sứ Mỹ tại VNCH lúc đó] gửi
đến Thiệu một danh sách của những ứng viên trong đó không có tên của
Chinh. Thiệu chọn một tên có trong danh sách, đó là Tướng Nguyễn Văn
Toàn.”).Sau khi rời chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh, Tướng Chinh đã
liên tục đảm nhận các chức vụ sau đây:· Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn III,
1968· Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn, 1969-1973· Chỉ Huy Trưởng
Trường Chỉ Huy và Tham Mưu từ năm 1974 đến năm 1975. Sau ngày 30-4-1975,
ông định cư tại thành phố Rockville, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Ông qua
đời ngày 17-11-2014 tại thành phố Vienna, tiểu bang Virginia, Hoa kỳ,
hưởng thọ 85 tuổi. Lễ an táng của ông đã được cử hành rất trọng
thể và theo đúng lể nghi quân cách dành cho một tướng lãnh của
QLVNCH.
Tam Thanh
Vị tướng được kể tên thứ ba là Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh (1931-1970)
Ông sinh ngày 31-3-1931 tại Tân An, Long An, theo học
Khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, mãn khóa ngày 1-12-1951 với
cấp bậc Thiếu Úy, và lần lượt thăng cấp như sau: 13 · Thăng cấp Trung
Úy tháng 12-1953 · Thăng cấp Ðại Úy năm 1955 · Thăng cấp Thiếu Tá tạm
thời ngày 26-10-1959 · Thăng cấp Trung Tá nhiệm chức năm 1964 · Thăng
cấp Ðại Tá nhiệm chức ngày 9-10-1965 · Thăng cấp Ðại Tá thực thụ
tháng 12-1965 · Thăng cấp Chuẩn Tướng nhiệm chức ngày 19-6-1966 · Thăng
cấp Chuẩn Tướng thực thụ ngày 19-6-1967 · Thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm
chức ngày 19-6-1968 Ông cũng đã chỉ huy các đơn vị tác chiến sau đây:
· Trung Ðội Trưởng, Trung Ðội 12, Ðại Ðội 51, Tiểu Ðoàn 15 Việt Nam
vào tháng 12-1951 · Ðại Ðội Trưởng, Tiểu Ðoàn 15 cuối năm 1952 · Tiểu
Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn 707 ÐỊa Phương vào năm 1953 · Trung Ðoàn Trưởng,
Trung Ðoàn 12, Sư Ðoàn 7 Bộ Binh năm 1962 · Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh
ngày 9-10-1965 · Tư Lệnh Quân Ðoàn IV ngày 1-7-1968 Tướng Thanh nổi
tiếng trong QLVNCH là một sĩ quan gương mẫu và trong sạch, thanh liêm
với khá nhiều giai thoại về đức tính liêm khiết và tận tụy với quân
vụ của ông, như trong lời kể lại sau đây:
“Vào giữa năm 1968, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV. Lúc đó tôi làm Tổng Thư Ký Hội Đồng Tái Thiết Phát Triển kiêm Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tỉnh Kiên Giang. Hàng tháng tôi thường về họp tại Trung Tâm Điều Hợp Quân Khu do Đại Tá Phạm Văn Út làm Trung Tâm Trưởng và thỉnh thoảng có ghé qua thăm Thiếu Tướng Thanh. Nhân một buổi họp cuối năm, tôi có chở theo vài món đặc sản Rạch Giá như nước mắm nhĩ Phú Quốc, khô cá thiều và một ít bánh ú lá dừa biếu gia đình ông. Vì biết tôi có quà cho Tướng Thanh nên Trung Tá Tỉnh Trưởng Kiên Giang cũng nhờ tôi chở theo một số quà biếu Tư Lệnh. Ông nghe tiếng Thiếu Tướng Thanh rất thanh liêm, không ưa vụ biếu xén quà cáp, nên ông không dám đích thân đi biếu mà nhờ tôi là chỗ thày trò cũ, may ra được nhận chăng? Hôm đó sau buổi họp ở văn phòng Đại Tá Út, tôi qua thăm Tư Lệnh. Thiếu Tướng Thanh niềm nở tiếp tôi, hỏi thăm chuyện vợ con, hỏi thăm Thiếu Tướng Khuyên, rồi ông nói: “Bây giờ cũng trưa rồi, Quý qua bên nhà ăn cơm với vợ chồng tôi nhé, ăn chay đó.” Tôi thưa: “Cám ơn Thiếu Tướng, hôm nay đàn em không xin được trực thăng, phải đi đường bộ, về trễ sợ nguy hiểm, lần sau sẽ xin ghé tư dinh thăm chị luôn.” Tôi tranh thủ trình bày vụ biếu quà, ông bảo: “Thôi được, món nào của anh thì tôi nhận, nhưng chỉ lần này thôi nhé. Còn của anh Tỉnh Trưởng thì anh đem về nói là tôi rất cám ơn, nên đem mấy món quà đó tặng cho anh em thương bệnh binh nhân dịp Tết cho họ mừng. Đó là điều mà cấp chỉ huy nên làm.” Bất giác tôi chợt nhớ đến cái Tết 10 năm trước ở Vĩnh Bình. Sáng mồng một Tết, ông cùng Thiếu Tá Khuyên vào bệnh viện tỉnh thăm thương bệnh binh. Rồi suốt ngày mồng hai Tết, ông hết đứng lại ngồi đăm chiêu trước bản đồ hành quân để nghiên cứu địa hình và tình hình địch. Hình như ông nóng lòng trông cho mau đến ngày mồng 3, hết hạn hưu chiến để tổ chức hành quân Bình Định. Cuộc đời của ông chỉ biết phục vụ, phục vụ và phục vụ, chí công vô tư, xả thân vì nước.” 14
“Vào giữa năm 1968, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV. Lúc đó tôi làm Tổng Thư Ký Hội Đồng Tái Thiết Phát Triển kiêm Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tỉnh Kiên Giang. Hàng tháng tôi thường về họp tại Trung Tâm Điều Hợp Quân Khu do Đại Tá Phạm Văn Út làm Trung Tâm Trưởng và thỉnh thoảng có ghé qua thăm Thiếu Tướng Thanh. Nhân một buổi họp cuối năm, tôi có chở theo vài món đặc sản Rạch Giá như nước mắm nhĩ Phú Quốc, khô cá thiều và một ít bánh ú lá dừa biếu gia đình ông. Vì biết tôi có quà cho Tướng Thanh nên Trung Tá Tỉnh Trưởng Kiên Giang cũng nhờ tôi chở theo một số quà biếu Tư Lệnh. Ông nghe tiếng Thiếu Tướng Thanh rất thanh liêm, không ưa vụ biếu xén quà cáp, nên ông không dám đích thân đi biếu mà nhờ tôi là chỗ thày trò cũ, may ra được nhận chăng? Hôm đó sau buổi họp ở văn phòng Đại Tá Út, tôi qua thăm Tư Lệnh. Thiếu Tướng Thanh niềm nở tiếp tôi, hỏi thăm chuyện vợ con, hỏi thăm Thiếu Tướng Khuyên, rồi ông nói: “Bây giờ cũng trưa rồi, Quý qua bên nhà ăn cơm với vợ chồng tôi nhé, ăn chay đó.” Tôi thưa: “Cám ơn Thiếu Tướng, hôm nay đàn em không xin được trực thăng, phải đi đường bộ, về trễ sợ nguy hiểm, lần sau sẽ xin ghé tư dinh thăm chị luôn.” Tôi tranh thủ trình bày vụ biếu quà, ông bảo: “Thôi được, món nào của anh thì tôi nhận, nhưng chỉ lần này thôi nhé. Còn của anh Tỉnh Trưởng thì anh đem về nói là tôi rất cám ơn, nên đem mấy món quà đó tặng cho anh em thương bệnh binh nhân dịp Tết cho họ mừng. Đó là điều mà cấp chỉ huy nên làm.” Bất giác tôi chợt nhớ đến cái Tết 10 năm trước ở Vĩnh Bình. Sáng mồng một Tết, ông cùng Thiếu Tá Khuyên vào bệnh viện tỉnh thăm thương bệnh binh. Rồi suốt ngày mồng hai Tết, ông hết đứng lại ngồi đăm chiêu trước bản đồ hành quân để nghiên cứu địa hình và tình hình địch. Hình như ông nóng lòng trông cho mau đến ngày mồng 3, hết hạn hưu chiến để tổ chức hành quân Bình Định. Cuộc đời của ông chỉ biết phục vụ, phục vụ và phục vụ, chí công vô tư, xả thân vì nước.” 14
Ngoài đức tính cương trực và thanh liêm giống như hai
Tướng Thắng và Chinh, Tướng Thanh còn một đặc điểm nữa là gần gủi
và chăm lo cho dân rất nhiều trong thời gian ông đảm nhiệm chức vụ
Tỉnh Trưởng tại 2 tỉnh Long An (1961) và Gò Công (1963). Do đó mới có
một chuyện xảy ra như sau ngoài sức tưởng tượng của mọi người như
trong lời kể lại của chính Chuẩn Tướng Hoa Kỳ William R. Desobry
(1918-1996), Cố Vấn Trưởng Vùng IV: “Vị Tướng Cố Vấn Quân Đoàn IV đã kể
chuyện Tướng Thanh được ái mộ như thế nào: Trong một dịp, lúc đó Tướng Thanh
còn làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần thơ, ông cùng vị Tướng Cố Vấn bay lên Bản
Doanh BTL Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Mỹ Tho. Hai vị Tướng ăn cơm trưa một cách kín đáo
trong một nhà hàng ở Thị Xã; người ta xầm xì rỉ tai và mọi người cuối cùng rồi
cũng hay tin. Dân chúng và binh sĩ ùn ùn kéo đến chào mừng vị Tư Lệnh cũ của họ.
Trong suốt cả tiếng đồng hồ, Tướng Thanh phải gật đầu, bắt tay liên tục cả trăm
người.” 15
Ngoài đức tính cương trực, thanh liêm, lúc nào cũng chăm lo cho đời sống của binh sĩ và dân chúng trong vùng trách nhiệm của mình, Tướng Thanh còn được cấp dưới kính trọng vì sự dũng cảm gần như huyền thoại của ông trong trận mạc. Ông là một trong số rât ít những tuớng lãnh của VNCH được Chính phủ Hoa Kỳ ban thưởng huy chương cao quý Silver Star khi đã là một tướng tư lệnh vùng như chúng ta thấy trong bản tuyên dương sau đây:
Ngoài đức tính cương trực, thanh liêm, lúc nào cũng chăm lo cho đời sống của binh sĩ và dân chúng trong vùng trách nhiệm của mình, Tướng Thanh còn được cấp dưới kính trọng vì sự dũng cảm gần như huyền thoại của ông trong trận mạc. Ông là một trong số rât ít những tuớng lãnh của VNCH được Chính phủ Hoa Kỳ ban thưởng huy chương cao quý Silver Star khi đã là một tướng tư lệnh vùng như chúng ta thấy trong bản tuyên dương sau đây:
Bản Tuyên Dương Kèm Theo Huy Chương Silver Star Trao Tặng Thiếu Tướng
Nguyễn Viết Thanh Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 Do Hành Ðộng Dũng Cảm Phi Thường
Ngày 24-2-1969 Tại Tân Châu(Xin tam dịch sang Việt ngữ
như sau: “Tồng Thống Hoa Kỳ, được phép do Ðạo Luật của Quốc Hội
ngày 9-7-1918, hân hạnh ban thưởng huy chương Ngôi Sao Bạc cho Thiếu
Tướng Nguyễn Viết Thanh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì sự dũng cảm
phi thường trong hành động vào ngày 24-2-1969, gần Tân Châu, trong lúc đang
phục vụ với tư cách Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa. Vào ngày hôm đó, Chi Ðội A, thuộc Chi Ðoàn 1 của Thiết
Ðoàn 12 Kỵ Binh và Ðại Ðội 226 Ðịa Phương Quân đụng nặng với Tiểu
Ðoàn Mười Trí. Việt Cộng đã bắt đầu cuộc tấn công ác liệt với
rốc-kết, bích kích pháo, và các súng liên thanh nhỏ vào cánh phải
của đơn vị kỵ binh. Tướng Thanh phản ứng ngay lập tức bằng cách
thiết lập liền một căn cứ yểm trợ hỏa lực và sau đó ra lệnh cho
cạnh trái phản công để tái lập thế trận. Ðịch quân phản công và đẩy
lui quân bạn. Hoàn toàn bất kể sự an nguy của bản thân, Tướng Thanh
xông lên giữa trận, kêu gọi và cỗ vũ binh sĩ của mình, tiếp đó ông
sử dụng một thiết vận xa để tiến về phía Ðại Ðội 226 Ðịa Phương
Quân, tập họp họ lại và ra lệnh phản công. Tướng Thanh từ trên nóc
chiến xa chỉ huy cuộc phản công mãnh liệt vào địch quân. Ðịch quân bị
đẩy lui với rất nhiều thương vong, và quân ta chiếm lại trận địa. Sư
hiện diện của ông tại mặt trận, vào lúc quyết định Nhất của trận
đánh, là tác nhân trực tiếp khôi phục lại sức chiến đấu của Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sự anh dũng nổi bật trong hành động của
Tướng Thanh phản ánh rõ rệt công trạng của ông cũng như của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa.”). Ngày 2-5-1970, lúc 1 giờ 40 trưa, trong khi
đang thị sát mặt trận tại biên giới Việt-Miên, ông đã tử nạn khi chiếc
trực thăng chở ông bị rớt vì đụng phải một chiếc trực thăng Cobra.
Ông được Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu truy thăng lên cấp Trung Tướng
và truy tặng Ðệ Nhị Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Tứ Trưởng
Vị tướng được kể tên thứ tư là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (1929-2007)
Vị tướng được kể tên thứ tư là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (1929-2007)
Ông sinh ngày 13-12-1929 tại tỉnh Bến Tre (sau đổi tên
là Kiến Hòa), theo học Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, mãn
khóa ngày 1-6-1954 với cấp bậc Thiếu Úy, tình nguyện vào Binh chủng
Nhảy Dù, và là một Trung Ðội Trưởng của Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù. Ông
đã lần lượt thăng cấp như sau:16 ·
Thăng cấp Trung Úy ngày 1-12-1955 ·
Thăng cấp Ðại Úy năm 1961 ·
Thăng cấp Thiếu Tá năm 1964 ·
Thăng cấp Trung Tá tháng 4-1965 ·
Thăng cấp Ðại Tá nhiệm chức ngày 19-6-1966 ·
Thăng cấp Chuẩn Tướng nhiệm chức ngày 4-2-1967 ·
Thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức ngày 3-6-1968 ·
Thăng cấp Trung Tướng nhiệm chức ngày 1-11-1971 .
Thăng cấp Trung Úy ngày 1-12-1955 ·
Thăng cấp Ðại Úy năm 1961 ·
Thăng cấp Thiếu Tá năm 1964 ·
Thăng cấp Trung Tá tháng 4-1965 ·
Thăng cấp Ðại Tá nhiệm chức ngày 19-6-1966 ·
Thăng cấp Chuẩn Tướng nhiệm chức ngày 4-2-1967 ·
Thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức ngày 3-6-1968 ·
Thăng cấp Trung Tướng nhiệm chức ngày 1-11-1971 .
Ông nổi tiếng là một tướng lãnh rất gương mẫu về
quân phong, quân kỷ, rất tận tụy với trách nhiệm, và luôn luôn có mặt
tại những điểm nóng trong khu vực thuộc trách nhiệm của mình, như
đoạn văn mô tả sau đây: “Tư-Lệnh Quân-Ðoàn I & Quân-Khu I Ngô
Quang Trưởng được hầu hết mọi người khâm-phục. Ông đã dành nhiều
tâm-trí, công-sức, và thì-giờ vào các cuộc hành-quân hơn là vào công
việc văn-phòng. Ông thường-xuyên mặc chiến-phục, đội mũ sắt, mang áo
giáp, bay đến tận từng đồn , chốt khắp Quân-Khu, để quan-sát,
nghiên-cứu tình-hình tại chổ, và kiểm-tra tác-phong, kỷ-luật của
các cấp quân-nhân.
Bản-thân ông ít thích truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở các nhà hàng ca vũ nhạc, khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-trưởng cấm luôn cả các phòng trà ca-nhạc tổ chức khiêu-vũ cho bất cứ giới khách hàng nào.” 17 Ông cũng nổi tiếng là một tướng lãnh trong sạch, thanh liêm, và không dung túng cho cấp dưới làm bậy, xâm phạm tài sản của dân chúng, như trong giai thoại sau đây:
“Trong giữa năm 1974, Ông đã có một hành động rất ngoạn mục. Lính của một sư đoàn tại vùng I đã lùa một đàn bò của dân chúng, đem cất giấu tại thung lũng Quế Sơn. Khi nghe dân chúng tố cáo, ông đích thân bay đi tìm và đem trao trả cho khổ chủ. Số bò còn thiếu, ông trừ lương từ Trung Ðoàn Trưởng đến binh sĩ, lấy tiền mua bò trả đủ số cho dân, không dung dưỡng bao che các việc làm mờ ám của thuộc cấp, như một số các vị chỉ huy khác.” 18
Bản-thân ông ít thích truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở các nhà hàng ca vũ nhạc, khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-trưởng cấm luôn cả các phòng trà ca-nhạc tổ chức khiêu-vũ cho bất cứ giới khách hàng nào.” 17 Ông cũng nổi tiếng là một tướng lãnh trong sạch, thanh liêm, và không dung túng cho cấp dưới làm bậy, xâm phạm tài sản của dân chúng, như trong giai thoại sau đây:
“Trong giữa năm 1974, Ông đã có một hành động rất ngoạn mục. Lính của một sư đoàn tại vùng I đã lùa một đàn bò của dân chúng, đem cất giấu tại thung lũng Quế Sơn. Khi nghe dân chúng tố cáo, ông đích thân bay đi tìm và đem trao trả cho khổ chủ. Số bò còn thiếu, ông trừ lương từ Trung Ðoàn Trưởng đến binh sĩ, lấy tiền mua bò trả đủ số cho dân, không dung dưỡng bao che các việc làm mờ ám của thuộc cấp, như một số các vị chỉ huy khác.” 18
Ông cũng là một trong số rất ít các tướng lãnh
hoàn toàn không có tham vọng chính trị và không bao giờ dính líu vào
các âm mưu, biến cố chính trị. Ông dành toàn thời gian cho quân vụ.
Cũng như Tướng Thanh, Tướng Trưởng là một trong số ít các vị tướng
lãnh của QLVNCH đã chỉ huy các đơn vị tác chiến từ cấp thấp Nhất
đến cấp cao Nhất: · Trung đội trưởng: tháng 7-1954 (một trung đội của
Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù) · Ðại đội trưởng: đầu năm 1955 (Ðại Ðội 1, Tiểu
Ðoàn 5 Nhảy Dù) · Tiểu đoàn trưởng: năm 1961 (Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù) ·
Tư lệnh sư đoàn: năm 1966 (Sư Ðoàn 1 Bộ Binh) · Tư lệnh quân đoàn: năm
1972 (Quân Ðoàn IV và Quân Ðoàn I) Ông đã tham dự nhiều trận đánh quan
trọng khi còn phục vụ trong Binh chủng Nhảy Dù, nhưng nổi tiếng nhất
là trận Hắc Dịch vào tháng 2-1965. Lúc đó ông còn mang cấp bậc
Thiếu Tá và là Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù.
Hắc Dịch là một mật khu của Công Trường 7 (tức Sư
Ðoàn 7) của Việt Cộng nằm trong một khu rừng ở phía Bắc Núi Ông
Trịnh thuộc tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa). Cuộc hành quân tấn công vào Hắc
Dịch do Bộ Tư Lệnh Vùng III tổ chức để càn quét các lượng Cộng quân
đã gây thiệt hại nặng cho Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) trong
trận Bình Giả (gần khu vực mật khu Hắc Dịch, vào cuối năm 1964 đầu
năm 1965). Cuộc hành quân này được đặt tên là Chiến dịch Nguyễn Văn
Nho (đặt theo tên của vị Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 4 TQLC đã tử
trận trong trận Bình Giả) và bắt đầu vào ngày 9-2-1965. Tham gia cuộc
hành quân có Chiến Ðoàn II Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá
Trương Quang Ân (về sau thăng cấp Chuẩn Tướng, làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 23
Bộ Binh, và tử nạn trực thăng vào ngày 8-9-1968). Chiến Ðoàn II Nhảy
Dù gồm 3 tiểu đoàn trong đó Tiểu Ðoàn 5 của Thiếu Tá Ngô Quang
Trưởng là chủ lực. Tiểu Ðoàn 5 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho 2 Trung
Ðoàn Q761 và Q762 của Công Trường 7, với “hằng trăm xác cộng quân
tràn ngập chung quanh tuyến phòng thủ, đầy dẫy hằng trăm vũ khí đũ loại từ
AK47, súng trường CKC, súng chống chiến xa B40, B41 đến trung liên nồi, đại
liên 12.8 ly, cối 61 ly, đạn dược quân trang quân dụng nhiều vô kể.” 19
Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng được vinh thăng lên Trung Tá đặc cách tại
mặt trận và được ban thưởng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương. Sau
trận này, ông rời Tiểu Ðoàn 5 về làm Tham Mưu Trưởng Lữ Ðoàn Nhảy
Dù, và qua năm sau, 1966, khi Lữ Ðoàn Nhảy Dù được nâng lên thành Sư
Ðoàn, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tư Lệnh. Tuy nhiên, đối với
gần như tất cả quân dân VNCH, ông nổi tiếng Nhất về chiến công giữ
vững được Huế và tái chiếm Quảng Trị trong trận Tổng Tấn Công của
Cộng sản vào Mùa Hè năm 1972 khi ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn I thay thế Trung Tướng Hoàng
Xuân Lãm. Giữa trưa ngày Thứ Năm, 30-3-1972, trong Mùa Lễ Phục Sinh,
Cộng quân bắt đầu cuộc Tổng Tấn Công trên khắp lãnh thổ của VNCH.
Riêng tại vùng giới tuyến ngay phía Nam vĩ tuyến 17, sau một loạt
pháo kích dữ dội, 3 sư đoàn chủ lực của Bắc Việt (các Sư Ðoàn 304,
308, và 320B), vượt Vùng Phi Quân Sự, tấn công vào phía Bắc và phía
Tây của tỉnh Quảng Trị. Phòng thủ lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị là
trách nhiệm của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh dưới quyền tư lệnh của Chuẩn Tướng
Vũ Văn Giai (tốt nghiệp Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt), gồm
có 3 trung đoàn (2, 56 và 57) và được tăng viện với 2 lữ đoàn Thủy
Quân Lục Chiến (Lữ Ðoàn 147 TQLC và Lữ Ðoàn 258TQLC). Tất cả các căn
cứ đóng quân và căn cứ hỏa lực của Sư Ðoàn 3 lần lượt thất thủ rất
bi thảm, trong đó có vụ đầu hàng của cả Trung Ðoàn 56 tại trại
Carroll dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Phạm Văn Ðính (tốt nghiệp
Khóa 9, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, năm 1960) làm chấn động QLVNCH
và Ðồng Minh. Ngày 1-5-1972, tỉnh Quảng Trị thất thủ, Sư Ðoàn 3 Bộ
Binh tan rã, tháo chạy về Huế ở phía Nam, dân chúng thạy theo, bị
địch quân truy kích rất tàn bạo, tạo ra “Ðại Lộ Kinh Hoàng” trên
đoạn Quốc Lộ 1 giữa Quảng Trị và Thừa Thiên (Huế), và kế tiếp gây
ra cảnh hỗn loạn ngay trong thành phố Huế, với một số binh sĩ QLVNCH
rời bỏ đơn vị, vô kỷ luật, cướp bóc , hà hiếp dân. Trong cảnh hỗn
loạn này, người dân Huế còn có thêm nổi lo sợ Huế có thể sẽ lại
rơi vào tay Cộng quân và họ nhớ lại trong kinh hoàng vụ tàn sát hồi
Tết Mậu Thân 1968, và họ không còn cách nào khác hơn là tìm mọi
cách thoát ra khỏi Huế, làm cho tình hình rối loạn tại Huế càng tệ
hại thêm. Ngày 3-5-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư Lệnh Quân Ðoàn I thay cho Trung Tướng
Hoàng Xuân Lãm. Ngay buổi chiều hôm đó, Tướng Trưởng cùng bộ tham mưu
của ông bay ra Huế liền lập tức. Ngày hôm sau, ông ban hành 2 lệnh quan
trọng:
1) Thiết lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn I ngay tại phía Bắc thành phố Huế với nhiệm vụ chận đứng tất cả các cuộc tấn công của Cộng quân; và,
2) Tất cả quân nhân, lạc đơn vị, bỏ đơn vị, hay không còn đơn vị nữa đều phải lập tức trình diện tại những nơi có các cấp thẩm quyền quân sự; quân nhân nào bất tuân lệnh này sẽ bị bắn bỏ tại chổ.
Trật tự lập tức được vãn hồi ngay. Ðồng thời, dân chúng Huế rĩ tai nhau là “Tướng Trưởng đã về” và tất cả mọi người yên tâm không bỏ chạy nữa. Chuyện này không có gì lạ vì người dân Huế hết sức tin tưởng Tướng Trưởng vì họ đã biết quá rõ tính cương quyết và tài dụng binh của ông trong Trận Mậu Thân 1968 khi gần như toàn thành phố Huế đã lọt vào tay Cộng quân ông vẫn tiếp tục chiến đấu cùng với quân nhân các cấp của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh mà ông là Tư Lệnh và giữ vững được tổng hành dinh tại Mang Cá trong Thành Nội Huế, và sau đó phản công giải phóng Huế. Trong suốt lịch sử của VNCH và chiến tranh Việt Nam, chưa bao giờ có hiện tượng này: một cá nhân có thể làm thay đổi diễn tiến của cuộc chiến một cách rõ rệt như vậy. Sau khi ổn định tình hình và chận đứng được cuộc tấn công của Cộng quân vào tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế, Tướng Trưởng lập tức lên kế hoạch phản công để chiếm lại Quảng Trị.20 Ðịch quân cố thủ trong Cổ Thành Quảng Trị chống trả mãnh liệt. Tướng Trưởng phải sử dụng đến 2 đại đơn vị thiện chiến Nhất của QLVNCH là Sư Ðoàn Nhảy Dù và Sư Ðoàn TQLC để tấn công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trận đánh này trở thành trận đánh gây thương vong nhiều Nhất cho cả 2 phía trong Chiến tranh Việt Nam. Sau cùng chính các binh sĩ của Ðại Ðội 2, Tiểu Ðoàn 3, Lữ Ðoàn 147 TQLC đã thượng kỳ VNCH trên Cổ Thành Quảng Trị “vào lúc 12 giờ 45 ngày 16/9/1972 sau 51 ngày đêm nhận lãnh trách nhiệm mà Sư Ðoàn Dù giao lại và sau 78 ngày cuộc Hành quân tái chiếm Quảng trị được khởi sư.”21 Khả năng lãnh đạo và điều quân ở cấp đại đơn vị của Tướng Trưởng không phải chỉ nổi tiếng trong hàng tướng lãnh của QLVNCH mà nay cả các cấp tướng lãnh của quân đội Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại VNCH cũng đều khâm phục. Lời phẩm bình sau đây của một tác giả Mỹ đã mô tả một cách ngắn gọn nhưng vô cùng chính xác về con người và tài năng quân sự của Tướng Trưởng:
1) Thiết lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn I ngay tại phía Bắc thành phố Huế với nhiệm vụ chận đứng tất cả các cuộc tấn công của Cộng quân; và,
2) Tất cả quân nhân, lạc đơn vị, bỏ đơn vị, hay không còn đơn vị nữa đều phải lập tức trình diện tại những nơi có các cấp thẩm quyền quân sự; quân nhân nào bất tuân lệnh này sẽ bị bắn bỏ tại chổ.
Trật tự lập tức được vãn hồi ngay. Ðồng thời, dân chúng Huế rĩ tai nhau là “Tướng Trưởng đã về” và tất cả mọi người yên tâm không bỏ chạy nữa. Chuyện này không có gì lạ vì người dân Huế hết sức tin tưởng Tướng Trưởng vì họ đã biết quá rõ tính cương quyết và tài dụng binh của ông trong Trận Mậu Thân 1968 khi gần như toàn thành phố Huế đã lọt vào tay Cộng quân ông vẫn tiếp tục chiến đấu cùng với quân nhân các cấp của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh mà ông là Tư Lệnh và giữ vững được tổng hành dinh tại Mang Cá trong Thành Nội Huế, và sau đó phản công giải phóng Huế. Trong suốt lịch sử của VNCH và chiến tranh Việt Nam, chưa bao giờ có hiện tượng này: một cá nhân có thể làm thay đổi diễn tiến của cuộc chiến một cách rõ rệt như vậy. Sau khi ổn định tình hình và chận đứng được cuộc tấn công của Cộng quân vào tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế, Tướng Trưởng lập tức lên kế hoạch phản công để chiếm lại Quảng Trị.20 Ðịch quân cố thủ trong Cổ Thành Quảng Trị chống trả mãnh liệt. Tướng Trưởng phải sử dụng đến 2 đại đơn vị thiện chiến Nhất của QLVNCH là Sư Ðoàn Nhảy Dù và Sư Ðoàn TQLC để tấn công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trận đánh này trở thành trận đánh gây thương vong nhiều Nhất cho cả 2 phía trong Chiến tranh Việt Nam. Sau cùng chính các binh sĩ của Ðại Ðội 2, Tiểu Ðoàn 3, Lữ Ðoàn 147 TQLC đã thượng kỳ VNCH trên Cổ Thành Quảng Trị “vào lúc 12 giờ 45 ngày 16/9/1972 sau 51 ngày đêm nhận lãnh trách nhiệm mà Sư Ðoàn Dù giao lại và sau 78 ngày cuộc Hành quân tái chiếm Quảng trị được khởi sư.”21 Khả năng lãnh đạo và điều quân ở cấp đại đơn vị của Tướng Trưởng không phải chỉ nổi tiếng trong hàng tướng lãnh của QLVNCH mà nay cả các cấp tướng lãnh của quân đội Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại VNCH cũng đều khâm phục. Lời phẩm bình sau đây của một tác giả Mỹ đã mô tả một cách ngắn gọn nhưng vô cùng chính xác về con người và tài năng quân sự của Tướng Trưởng:
“He was considered one of the most honest and capable
generals of the South Vietnamese army during the long war in Southeast Asia.
General Bruce Palmer described him in his book The 25-Year War as a “tough,
seasoned, fighting leader” and “probably the best field commander in South
Vietnam.” 22 (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ông được xem như
là một trong những vị tướng lãnh lương thiện Nhất và có khả năng Nhất
của quân đội Nam Việt Nam trong cuộc chiến dài tại Ðông Nam Á. Trong
tác phẩm “Cuộc chiến tranh 25 năm” của ông, Tướng Bruce Palmer [là
Trung Tướng Phó Tư Lệnh MACV dưới quyền tư lệnh của Ðại Tướng
Westmoreland] mô tả Tướng Trưởng như là một nhà lãnh đạo cứng
cỏi, dày kinh nghiệm, và, có lẻ là vị tướng cầm quân giỏi Nhất của
Nam Việt Nam.”).
Sau ngày 30-4-1975, Tướng Trưởng định cư tại tiểu bang
Virginia, Hoa Kỳ. Ông mất ngày 22-1-2007 tại thành phố Fairfax, tiểu
bang Virginia, Hoa Kỳ và tang lễ của ông đã được cộng đồng người Việt
trong vùng tổ chức rất trọng thể với đầy đủ lễ nghi quân cách dành
cho một tướng lãnh của QLVNCH. Theo ý nguyện của ông, tro hài cốt của
tướng quân Ngô Quang Trưởng đã được gia đình ông mang về Việt Nam và
rải trên Ðèo Hải Vân.23
Thay Lời Kết
LỊch sử VNCH chỉ khoảng 20 năm và gần như lúc nào cũng ở trong tình trạng chiến tranh. Trong dân chúng, gần như không có gia đình nào không có con em trong quân đội. Càng gần cuối cuộc chiến, vai trò của các tướng lãnh ngày càng quan trọng hơn. Một số không nhỏ các tướng lãnh đã tham nhủng và làm giàu, nhiều khi là trên xương máu của chính binh sĩ dưới quyền mình. Dân chúng rất bất mãn với tình trạng tham nhủng này. Do đó họ đặc biệt quan tâm theo dõi các vị tướng trong sạch thanh liêm, và, sau cùng, đã “xếp hạng” 4 vị tướng trong sạch Nhất của QLVNCH: ‘Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH.
LỊch sử VNCH chỉ khoảng 20 năm và gần như lúc nào cũng ở trong tình trạng chiến tranh. Trong dân chúng, gần như không có gia đình nào không có con em trong quân đội. Càng gần cuối cuộc chiến, vai trò của các tướng lãnh ngày càng quan trọng hơn. Một số không nhỏ các tướng lãnh đã tham nhủng và làm giàu, nhiều khi là trên xương máu của chính binh sĩ dưới quyền mình. Dân chúng rất bất mãn với tình trạng tham nhủng này. Do đó họ đặc biệt quan tâm theo dõi các vị tướng trong sạch thanh liêm, và, sau cùng, đã “xếp hạng” 4 vị tướng trong sạch Nhất của QLVNCH: ‘Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng.”Cả 4 vị tướng được dân chọn đều rất xứng đáng với lòng tin của dân chúng VNCH.