Nguyễn Thị Thanh Dương.
Chị Bông vừa bước vào nhà quẳng ngay cái xách tay xuống bàn và ngồi
phịch xuống ghế làm anh Bông ngạc nhiên:
-Em ơi, có chuyện gì mà em
buồn giận, em quăng cái xách tay hiệu Gucci yêu qúy của em mạnh tay thô bạo thế
?
Giọng chị như sinh sự:
- Anh mỉa mai em đấy
hả? anh làm bộ xót xa cho cái xách tay này trong khi anh thừa biết nó là hàng
nhái mà…
- Tuy xách tay Gucci hàng
nhái, nhưng là hàng nhái diện cao cấp vẫn đắt
tiền hơn các xách tay hàng thật vô danh tiểu tốt khác..
Chị Bông thở dài thậm thượt:
-Anh ra lấy cho em ly
nước, em khát khô cả cổ rồi đây.
Anh Bông mang ly nước đến cho vợ:
-Tiêu chuẩn em uống mỗi
ngày 2 lít nước mà từ sáng đến giờ em quên chưa uống hả? nào em kể đi, em đã
đổi xong bằng lái xe chưa?
Chị Bông uống xong ly nước, đòi hỏi tiếp:
-Anh vào phòng lấy em cái
gối để em nằm ra ghế nghỉ vài phút, đứng xếp hàng rồng rắn ở văn phòng bằng lái
xe làm em mỏi cả chân…
Anh Bông đùa:
-Em làm anh nhớ đến hai
câu thơ của thi sĩ Đinh Hùng “ Nếu bước chân ngà có mỏi. Xin em tựa sát lòng
anh”. Vậy thì em hãy tựa vai anh, kể ra nỗi bực mình cho anh nghe em sẽ nhẹ
lòng.
Chị Bông nằm ra ghế thở một hơi cho thoải mái rồi mới kể:
-Sáng nay trước khi đến
văn phòng bằng lái xe thì em đến nhà băng Chase, địa điểm này lúc nào cũng vắng
khách, ế ẩm, nên nhân viên chào mời khách vồn vã qúa. Vừa đẩy cái cửa kính bước
vào em gặp ngay một cô nhân viên ngồi ở quầy chính giữa mỉm cười tươi như hoa
và cất tiếng chào. Em đứng vào xếp hàng sau 2 người, đến lượt em thì ông teller
cũng hớn hở không thua gì cô nhân viên ngoài quầy kia, rảnh rang nên ông này
khen hôm nay trời đẹp, nhiệt độ
ấm cúng và không quên chúc em một ngày đẹp. Khi em bước ra cũng…không thoát
khỏi cô nhân viên ngoài quầy lúc nãy, dù đang bận nói phone mà cô cũng dứt ra
để nói lời tạm biệt và chúc em một ngày đẹp đẽ.
-Ôi, có gì lạ đâu, họ làm
theo lệnh của cấp trên và để giữ job chứ chẳng ai tử tế với em cả. Có thế mà
cũng khoe.
-Biết rồi, nhưng tài khỏan
của mình trong nhà băng Chase thì èo uột như đứa trẻ sinh thiếu tháng nuôi
thiếu sữa mà thấy họ tiếp đãi ân cần qúa làm em ngại ngùng, mắc cở …
-Ừ, ngành ngân hàng lúc
này cũng èo uột, sống dở chết dở luôn, lãi suất cho người gởi tiền chưa tới 1
chấm, vì lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà chỉ hơn 3 chấm…lời lộc là bao nhiêu
trong khi họ phải trả bao chi phí khác. Nhưng họ vẫn phải o bế khách hàng,
không ai gởi tiền thì vốn đâu cho họ kinh doanh.?
Rồi anh Bông giục gĩa:
-Tóm lại là hôm nay em đi đổi bằng lái xe xong
chưa? Em chỉ thích nhập đề từ xa, chỉ thích kể chuyện bên lề cho anh sốt ruột
lên mới vào chủ đề chính.
Chị Bông gắt lên:
-Nhập đề từ xa cũng liên
quan đến gần chứ, ở nhà băng họ chúc em một ngày vui vẻ mà em có gặp vui vẻ đâu.
Em cũng tóm lại cho anh biết là chưa có xong vụ đổi bằng lái xe.
-Uý trời! em kinh nghiệm
lái xe mấy chục năm nay, còn trục trặc gì nữa?
-Giời ôi, anh chồng Nam Kỳ
đơn giản của tôi ơi, bộ khi đổi bằng lái xe họ thử tay lái mình sao? đằng này
họ thử mắt nhìn và kết quả là em phải trở về đi bác sĩ nhãn khoa khám mắt, mua
kính mới đeo vào thì mới được lấy hẹn đến gặp họ lần nữa, để thử lại mắt. Vừa
tốn công vừa tốn tiền, rõ chưa?
Anh Bông thắc mắc:
-Bộ em không đọc được mấy
chữ ấy thiệt hả? Sao không kêu họ thử đi thử lại vài lần?
Chị Bông cay đắng:
-Họ thử em 3 lần đều không
đọc được, nhưng đáng lẽ họ phải …ưu tiên cho em chứ, vì em đã ký giấy
donate toàn bộ nội tạng trong cơ thể con người em nếu một mai em chết. Em “hi
sinh” cho tha nhân, cho xã hội thế mà…họ vẫn làm khó dễ.
-Thôi em à, lái xe quan
trọng nhất là sự nhìn, mắt mũi lơ tơ mơ thì chẳng những hại mình mà còn hại cả người khác, họ lợi
lộc gì mà làm khó dễ em…Mai em đi bác sĩ mắt đi, nhân thể kiểm tra lại mắt luôn
-Biết rồi, khỏi nói.
Chuyện lái xe là chuyện sống chết mà, không được lái xe làm sao đi chợ, đi làm?
ngồi nhà để mà chết héo à?
Anh Bông nghiêm giọng:
-Nãy giờ anh đợi em về để
thông báo một tin vui nè…em còn nhớ cô chú Bình không? người quen của gia đình
anh, đã thay cha mẹ anh đứng ra làm chủ hôn cho anh cưới em ngày xưa đó.
Chị Bông đáp ngay:
-Nhớ chứ, chú ấy tên Bình,
anh tên Bông thành “Bình Bông” thật khó mà quên cả tên lẫn người, lại còn câu
dặn dò năm lần bảy lượt của cô chú làm em nhớ đời. Vợ chồng cháu phải luôn
“tương kính như tân” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Thế họ vẫn sống ở Canada hở anh?
-Đó.. đó…chính là vấn đề
anh muốn bàn với em. Tuần tới vợ chồng cô chú Bình sẽ sang Mỹ thăm một số thân
nhân, sẵn đi ngang thành phố mình nên muốn ghé vào thăm, anh đã mời cô chú ngủ
lại một đêm cho khỏe rồi sáng mai đi tiếp. Cho nên…
-Thì mình sẽ mời cô chú đi
nhà hàng, giới thiệu những qúan ăn Việt Nam tại thành phố này.
Anh Bông hăng hái:
-Cô chú sẽ đến vào buổi
chiều, nghĩa là họ chỉ ăn và ở nhà mình một lần, anh đề nghị em làm cơm nhà đãi
khách cho thân tình và tha hồ tâm sự. Vấn đề anh bàn với em là chúng ta sẽ
chứng tỏ đã thi hành theo lời dặn đò của cô chú, vợ chồng luôn “tương kính như
tân” là tôn trọng, kính mến nhau như…khách khứa, để cô chú hãnh diện và vui
lòng.
Chị Bông kêu lên:
-Giời ơi là giời !! vậy mà
hồi nào đến giờ em cứ tưởng chữ “Tân” là “mới”, vợ chồng tôn kính nhau như mới
lấy nhau về, hoá ra “Tân” là “khách” đấy. Nhưng anh ơi, mình ăn ở với nhau từ
thuở đôi mươi, đến nay đã mấy chục năm trời, hai con đã lớn và đi học ở xa.
Chúng mình thấy đủ mọi thứ trần trụi tốt xấu, dở hơi dở hám của nhau rồi, anh
còn biết trên mặt em có mấy chục vết nhăn, và em biết trên đầu anh có bao nhiêu
sợi tóc ngả màu thì làm sao mà làm khách khứa của nhau được?
Anh Bông khích lệ:
-Mình chịu khó đóng kịch
một buổi chiều thôi mà, cô chú Bình còn theo kiểu xưa lắm, anh từng nghe nói cô
chú luôn đối xử với nhau một lòng một dạ “tương kính như tân” đó em. Nghĩa là
em sẽ là một cô vợ hiền lành dịu dàng và coi anh như người khách “share” phòng
của đời em, ngược lại anh cũng là một anh chồng lịch sự, nhã nhặn coi em như cô
khách qúy ở chung nhà. Chúng ta làm đẹp mặt nhau trước mặt khách và nhân thể
thử làm lại từ đầu coi có cải thiện được tình nghĩa vợ chồng đã qúa cũ mòn, trơ
trụi này không?
Chị Bông không nhịn nổi cười:
-Em sẽ dấu cái đanh đá, anh
sẽ quên cái tính ăn nói cộc cằn bạ đâu phang đấy của anh. Hai chúng ta sẽ là
khách khứa của nhau…cũng vui đấy.
***
Cô chú Bình đến vào buổi chiều thứ bảy, chị Bông đã chuẩn bị xong
xuôi tươm tất một bữa cơm ngon lành, thịnh soạn đón khách qúy.
Sau bao nhiêu năm, chị Bông thấy họ vẫn ăn nói kiểu cách lịch sự và
từ tốn với nhau như ngày xưa, cái dạo chị mới lấy anh Bông.
Cô Bình nói với chồng luôn lễ phép một thưa hai gởi, chú Bình đáp
lời vợ luôn lịch thiệp vui vẻ làm chị Bông thầm bái phục, chẳng biết bằng cách
nào mà sau mấy chục năm vợ chồng ăn ở với nhau họ vẫn đối xử tốt đẹp như thế?
Chị Bông luôn nghĩ rằng cặp vợ chồng nào khoe hòa hợp nhau, chưa
bao giờ cãi nhau hay làm mất lòng nhau, nghĩa là luôn“tương kính
như tân” thì phải là một người hèn hoặc một …người khùng mới chịu đựng, nhẫn
nhịn người kia, chứ bát dĩa để trong sóng chén còn khua nữa là con người.
Chú Bình kéo ghế cho vợ:
-Mời em ngồi.
Cô vén áo nhẹ nhàng ngồi xuống:
-Dạ, xin phép anh.…
Cô Bình tự tay lấy napkin lau bát đũa và để ngay ngắn trước mặt
chồng:
-Thưa anh, mọi thứ đã sẵn
sàng cho anh.
-Cám ơn em đã luôn chăm lo
cho anh từng chút thế này
-Thưa, không có chi.
Chị Bông liền bắt chước, quay ra gọi chồng mình đang lúi húi lấy
món gì trong bếp:
-Mời anh Bông ra xơi cơm.
Hồi nào tới giờ anh Bông ghét nhất hai chữ “xơi cơm” của chị Bông
hay dùng, anh nói người miền Bắc ăn nói khách sáo qúa, ngay cả khi ăn cơm với
rau mắm dưa cà mà cũng trân trọng mời nhau ra “xơi cơm” làm như là tiệc tùng
cao lương mỹ vị.
Nhưng hôm nay anh Bông thông minh đáp lễ:
-Cám ơn em, anh ra ngay
đây.
Chị Bông kéo ghế cho anh Bông và dịu dàng:
-Anh cần gì sao không bảo
để em lấy cho . Nào, xin mời cô chú Bình, xin mời anh Bông, chúng ta cùng nâng
ly chúc mừng ngày hội ngộ.
Anh Bông vui vẻ:
-Vợ chồng chúng cháu mời
cô chú cứ tự nhiên, chúng ta phải uống hết chai rượu mừng trong chiều nay.
Chị Bông phụ họa chồng:
-Anh Bông nói rất đúng như
em đang nghĩ. Cám ơn anh đã hiểu ý em
Chú Bình uống một hớp rượu, khen:
-Sau bao nhiêu năm được
hội ngộ hai cháu, thấy hai cháu thương yêu nhau, hiểu ý tứ nhau và vẫn đối xử
với nhau “ Tương kính như tân” là cô chú thật vui lòng
Cô Bình tiếp lời chồng:
-Thật chẳng uổng công cô
chú đã dặn dò hai cháu trong ngày cưới là vợ chồng phải “Tương kính như tân” y
chang như vợ chồng cô chú đây dù tình gìa vẫn trước sau như một. Lời cổ nhân
nói thật hữu ích và chí lý, vợ chồng phải tôn trọng nhau như khách khứa mới bền
lâu và hạnh phúc.
Chú Bình giảng giải:
-Vợ chồng ăn ở với nhau cả
đời, bởi thế phải biết giữ một khỏang cách để tôn trọng nhau, kính mến nhau,
thì tình yêu sẽ thánh thiện và tràn đầy cảm xúc như vừa mới cưới nhau hôm qua.
Anh Bông vỗ tay:
- Hoan hô cô chú, hoan hô vợ chồng cháu, chúng ta là
những cặp vợ chồng luôn tôn trọng, qúy mến nhau như khách khứa, như bạn thân.
Thế là bữa cơm hội ngộ với nhiều món ngon bắt đầu, chú Bình múc súp
vào bát cho vợ, và cô Bình âu yếm lấy món súp cho chồng.
Chị Bông cũng lấy bát của chồng và múc vào một chút súp:
-Mời anh nếm thử món súp
đồ biển xem sao?
Anh Bông húp một thìa và hơi nhăn mặt:
-Úy trời, sao mà…
Chị Bông kín đáo liếc mắt nhìn anh Bông như nhắc nhở, và đáp rất
hiền hòa:
-Chắc anh chưa nếm kỹ đấy,
mọi thứ em đều nêm nếm đúng số lượng như đã từng làm cho anh vừa ý bấy lâu nay.
Anh Bông sì sụp húp thêm mấy thìa súp nữa và vội thể hiện vai trò
người chồng tế nhị:
-Thiệt tình là em nói
đúng, chắc anh mới uống rượu nên ăn súp lạ miệng mà thôi.
May qúa, anh Bông đã cứu vãn kịp thời, tí nữa là anh cộc cằn kêu
lên như thường lệ:” Úy trời, sao mà nấu mặn thế này? thì cô húp cho hết nồi súp
đi nhé”
Vì bản tính anh Bông vốn thích ăn lạt, mà trái lại chị Bông thích
mặn mà, nên thường xuyên xảy ra sự cố này.
Thế là bữa cơm với nhiều món ăn ngon, với chai rượu đắt tiền làm
chủ nhà và khách cùng hào hứng và chếnh choáng. Cuộc chuyện trò kéo dài cho đến
tối.
Chị Bông sắp xếp cho vợ chồng khách ngủ căn phòng dưới nhà, đây là
căn phòng dự trù cho khách khứa, họ sẽ cảm thấy được tự do thoải mái trong căn
phòng ngủ rộng và không gian yên tĩnh dưới này vì tất cả những phòng ngủ khác
đều ở trên lầu.
Vợ chồng chị Bông đã lên lầu, vì cũng cần một không gian riêng cho
thoải mái khỏi phải đóng kịch trước mặt khách nữa. Cũng may họ chỉ đến một buổi
chiều và ngủ qua đêm, chứ họ mà ở lại vài ngày thì vở kịch vợ chồng chị diễn
không biết có hoàn thành tốt đẹp đến phút cuối không?
Chị Bông chợt nhớ ra vội đi mở closet và sai chồng:
-Anh với tay lấy cái chăn
bông Đại Hàn xuống cho em.
-Anh đang bận, em không
thấy sao?
Chị Bông cao giọng cằn nhằn:
-Em đã bảo làm gì thì làm
ngay đi.
-Úy trời, em nói nhỏ thôi
lỡ vợ chồng chú Bình nghe thấy em sai anh như bà chủ sai nhân viên thì mất mặt
anh, mà tiếng Bắc của em gọi là mất thể diện đó.
-Làm sao mà họ nghe thấy
trừ khi họ đứng rình ngoài cửa, và giờ này không phải để anh ôn lại tiếng Bắc
tiếng Nam nhé. Em cần cái chăn Đại Hàn để mang xuống
phòng cô chú, cái chăn này sẽ ấm áp hơn. Nhanh lên, không thôi em…quát to lên
ráng chịu!
Anh Bông đang dở tay trong phòng tắm cũng vội chạy ra làm theo lời
vợ. Chị Bông ôm cái chăn to kềnh to càng đi xuống thang lầu…
Chị đi nhẹ nhàng đến bên phòng ngủ của khách để xem chừng nếu họ đã
ngủ say, thì chị chợt nghe tiếng cô Bình gắt gỏng:
-Ông có im họng đi giùm
tôi được không? Tôi đang buồn ngủ nè,.uống có chút rượu mà lè nhè nãy giờ điếc
cả tai.
-Người ta nói rượu vào lời
ra mà. Bà đừng có ỷ ở đây nhà người ta mà tôi không dám bạt tai bà à nghe…
-Đúng là thằng cha ó đâm,
thằng cha vũ phu. Vậy mà trước mặt thiên hạ, trước mặt đám con cháu cứ làm như
ta đây là một người đàn ông thanh lịch.
-Còn bà, tế nhị cái khỉ
khô, ăn nói với chồng chỉ làm chồng tức trào máu họng. Không biết bao giờ tôi
mới thoát khỏi cái nợ đời này…
Trời ơi, thật là bất ngờ và kinh khủng, thì ra hai vợ chồng cô chú
Bình đã cãi nhau từ lúc về phòng ngủ cho đến giờ, chú Bình chếnh chóang say,
còn cô Bình ỷ y phòng ngủ dưới lầu không có ai nên họ cứ tự tiện mà cãi nhau.
Chị Bông phải đưa tay lên bịt miệng mình, chỉ sợ không kềm chế nổi
và kêu toáng lên thôi.
Chị nhẹ nhàng ôm cái chăn bông Đại Hàn nặng chịch đi ngược lên lầu,
thở phào một tiếng và khẽ bảo chồng.:
-Anh ơi, cất lại cái chăn
về chỗ cũ đi.
Anh Bông ngạc nhiên kêu lên:
-Tại sao em mang cái mền
này xuống lầu bằng được bây giờ lại mang lên? Cô chú Bình không chịu đắp hả?
-Khẽ mồm miệng chứ, rồi em
kể cho mà nghe..
Chị Bông kể hết cho chồng những gì mình vừa nghe được và khoái chí
kết luận:
-Thì ra vợ chồng cô chú
Bình cũng đóng kịch như vợ chồng mình, nhưng đoạn cuối của họ thê thảm hơn mình
nhiều, em chưa bao giờ nặng lời thậm tệ với anh, và anh cũng chưa bào giờ ăn
nói lỗ mãng với em đến thế.
Anh Bông thẫn thờ:
-Không ngờ có những cuộc
sống vợ chồng đến mức trơ trẻn thế, nhất là với cô chú Bình mà anh luôn tôn
trọng kính mến như một gương mẫu để mình phải vâng lời noi theo, nếu vợ chồng
không “tương kính như tân” thì cũng không nên mạt sát nhau, coi thường nhau
chứ…
-Chắc họ quen tính cách
đối xử của nhau rồi, có nhiều cặp cãi nhau, đánh nhau phũ phàng mà vẫn ăn ở với
nhau con đàn cháu đống, ra đường vẫn đẹp đôi, bề ngoài là một gia đình đề
huề hạnh phúc đấy….
Chị Bông nhẹ nhàng nói tiếp:
-Mình cứ sống thật với
nhau theo tình cảm tự nhiên, cuộc sống vợ chồng nào chẳng là con đường lúc gập
ghềnh lúc gío mưa, ai chẳng có tính tốt và tật xấu…hãy chấp nhận và bao dung
cho nhau, còn hơn là sống đạo đức gỉa che mắt thế gian trong khi trong lòng thì
khinh thường và xem nhau như bèo rác.
-Cuộc đời nhiều gỉa dối mà
em…
Chị Bông chứng minh thêm:
No comments:
Post a Comment