Friday, October 28, 2016

VIỆT NAM 100 NĂM TRƯỚC


Máy ảnh ra đời từ năm 1826 tại Pháp, vì vậy các thuộc địa ở Đông Dương, gồm cả Việt nam, đã có ảnh chụp từ rất sớm và có mặt trong những thước phim đầu tiên.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc

Nữ nghệ sĩ đàn tranh Sài Gòn sang Pháp biểu diễn ở Hội chợ thuộc địa Marseille năm

Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc Vua Duy Tân đăng quang lúc 7 tuổi năm 1907.

Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Nghệ sĩ hát bộ ở Nam kỳ năm 1890.

Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Nhà bác học Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký và một lớp học của ông vào khoảng năm 1865.

Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Đoàn sứ bộ An Nam sang Pháp xin chuộc đất (3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm) năm 1863, Chánh sứ Phan Thanh Giản ngồi giữa, ảnh này bị thiếu một người quan trọng: Thông ngôn Trương Vĩnh Ký. (Ảnh: Emile Gsell)
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Săn cọp ở Nam kỳ đầu TK 20.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Những người phụ nữ đang đánh bài ở Sài Gòn đầu thế kỷ 20.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Những em bé Saigon đầu thế kỷ 20.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Nam kỳ, Chợ Lớn – người Hoa đang nhổ lông vịt, khoảng năm 1920.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Nam kỳ, người Việt bản địa chăm sóc cá sấu (trong vườn thú công viên) ở Mỹ Tho, năm 1912.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Nha Trang – Khánh Hòa năm 1926, những người phụ nữ đang phụ đúc bê tông.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Một trong những tấm ảnh màu đầu tiên năm 1913 – Quan Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu và gia đình.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Tổng đốc Hà Đông – Hoàng Trọng Phu.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Nghệ sĩ Năm Phỉ hồi thơ ấu (1916) và thời hoàng kim (1936).
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Hiệp biện đại học sĩ – Quan Khâm sai – Chánh sứ Phan Thanh Giản 1863. Hình chụp tại Paris nhân dịp ông dẫn đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc đất. Ông quê ở làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Đậu cử nhân năm 1825, năm sau đậu tiến sĩ, ông là người đạt học vị cao nhất đầu tiên ở Nam Kỳ. Tính tình cương trực và thanh liêm, Phan Thanh Giản làm quan nhà Nguyễn trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và cũng từng bị giáng chức rồi lên chức nhiều phen”…
Cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng “Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông”; và đã được giới chức chấp thuận…
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ và Vua Gia Long – Nguyễn Ánh, 2 đối thủ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18. Đây là 2 chân dung đã được đánh giá là chân thực nhất về hai ông được tái hiện từ những tranh vẽ xưa, tiền xưa do Pháp và nhà Thanh vẽ.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Tứ đại mỹ nhân Hà thành năm 1930, từ trái qua, trên xuống: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Vua Thành Thái năm 1900, 21 tuổi – vị vua thứ 10 của triều Nguyễn.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Đôi vợ chồng người Bắc (Tonkin) khoảng năm 1890. Áo tơi bằng lá mà cô gái mặc cho đến nay vẫn còn được sử dụng và có một làng ở Hà Tĩnh chuyên sản xuất nó.
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Bo anh hiem ve nguoi Viet Nam 100 nam truoc
Cụ Đề Thám và các con năm 1890 (có nơi ghi là cháu).

TU HÚ

Chim tu hú mẹ vô trách nhiệm đẻ nhờ trứng vào tổ người khác; sau đó, đứa con ác quỷ giết sạch con đẻ của mẹ nuôi và hưởng trọn sự chăm sóc.

Trong số những loài chim xấu tính nhất thế giới, có lẽ chim tu hú là loài đứng đầu danh sách vì sự tàn nhẫn và máu lạnh của mình.

Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Nhưng loài tu hú lại từ chối thừa nhận thiên chức đó.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-2
Vào mùa sinh sản, chim tu hú mẹ sẽ tìm kiếm cho mình một chiếc tổ của loài chim khác. Nó sẽ nhảy vào tổ đẻ một quả trứng của mình lẫn vào. Do trứng tu hú có kích thước tương đương và hoa văn gần giống nên vợ chồng chim bị "đẻ nhờ" không thể phát giác.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-3
Ngay từ trong trứng nước, chim tu hú con đã có bản năng của loài chim ác quỷ. Nó ra đời sớm hơn những con chim chích con khác và ngay từ giây phút đầu tiên đến với thế giới, tu hú con đã lộ ngay bộ mặt "khốn nạn" và máu lạnh vô tình hệt như mẹ của mình.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-4
Vừa ra đời, chim tu hú con đã gào thét đòi bố mẹ nuôi mớm thức ăn.

Vui mừng vì tưởng đứa con bấy lâu mình ấp ủ chào đời, vợ chồng chim bị lừa gạt vui sướng, chăm chỉ kiếm ăn để phục vụ chiếc mồm rộng ngoác luôn luôn kêu đói của đứa con nuôi ác độc.

Trong khi đó, chỉ chờ bố mẹ nuôi đi vắng, con chim tu hú con còn chưa mở mắt đã biết "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc". Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng những quả trứng chim còn chưa kịp nở còn lại văng ra khỏi tổ.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-7
Khi chim bố, chim mẹ bay về, tu hú con lại giả dạng làm một đứa con ngoan ngoãn, đói bụng đang móng ngóng bố mẹ về.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-8
Để rồi, khi bố mẹ nuôi bay ra khỏi tổ để tìm kiếm thức ăn cung phụng nó, nó lại ở tổ tiếp tục nhẫn tâm xuống tay với những quả trứng khác. Thậm chí nếu những quả trứng kịp nở ra con non, những con chim non tội nghiệp cũng chung số phận với anh em còn chưa kịp nở của mình.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-9
Vào lúc đó, vợ chồng chim bất hạnh vẫn không hề biết đến âm mưu diệt tộc của đứa con nuôi có bản năng ác quỷ, không hề biết đứa con nở sớm nhất của mình lại là đứa con của kẻ khác và càng không ngờ hơn, tuy vẫn còn bé xíu, chim tu hú con đã biết độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim bố mẹ.

Ngày qua ngày, chim tu hú con cứng cáp hơn, quá trình giết chết hoàn toàn con đẻ của bố mẹ nuôi cũng diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-11
Nó quyết tâm không tha một quả trứng nào, không tha một con chim non nào, đẩy bằng sạch những quả trứng khác cha khác mẹ ra khỏi tổ.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-12
Cuối cùng, sau bao nỗ lực, con tu hú con cũng hoàn thành sứ mệnh của quỷ, đuổi cùng giết tận tất cả trứng và chim non khác loài.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-13
Kể từ đó trở đi, tu hú con lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo, đòi hỏi nguồn thức ăn từ đôi chim bố mẹ nuôi nhỏ bé tội nghiệp. Khi đã đủ lông, đủ cánh, nó sẽ bay đi không một lời hàm ơn kẻ nuôi dưỡng nó thành thục.
Vach mat loai chim “khon nan” nhat Viet Nam-Hinh-14
Hiện tượng "đẻ nhờ" và cách hành xử đặc biệt của chim tu hú là một hiện tượng kỳ quái, tàn ác và vô cùng nham hiểm trong thế giới tự nhiên. Lý giải về hiện tượng này, có ý kiến chỉ ra vì chim tu hú mẹ chuyên ăn sâu, kể cả sâu có nọc độc.

Đối với chim tu hú đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc. Chim tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc có thể sẽ phải bỏ mạng. Chính vì thế mà tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con mình.

Thursday, October 27, 2016

TƯỞNG NIỆM NT. NGUYỄN NGỌC CỨ



LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TỈNH ĐOÀN TRƯỞNG
TỈNH ĐOÀN CB/XDNT THỪA THIÊN
NGUYỄN NGỌC CỨ
(1928 – 2004)
Theo lời mời của anh chị em cựu CB/XDNT tỉnh Thừa Thiên, vào chiều Thứ Sáu, 14 tháng 10 năm 2016, khoảng hơn 50 anh chị em cựu CB/XDNT và thân hữu đã đến hội trường Khách Sạn Hampton trên đường Old Tully tại San Jose, California, để tham dự LỄ TƯỞNG NIỆM anh NGUYỄN NGỌC CỨ, Cựu Tỉnh Đoàn Trưởng CB/XDNT Tỉnh Thừa Thiên, từ trần vào ngày 27 tháng 11 năm 2004, hưởng thọ 76 tuổi.
Hiện diện trong buổi lễ có các niên trưởng Ngô Phất, Nguyễn Phượng Hoàng, Ngô Như Khuê, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Văn Tăng, Trần Văn Khánh…
Trong lời chào mừng quan khách, thay mặt cho anh chị em CB Thừa Thiên, Trưởng Ban Tổ Chức Hoàng Ngọc Vinh bài tỏ sự cảm kích khi thấy có nhiều người đến tham dự lễ tưởng niệm Cố Tỉnh Đoàn Trưởng, người mà anh mô tả là “thanh thản nhắm mắt ra đi, rũ sạch bụi trần để về cõi vĩnh hằng” sau một thời gian bạo bệnh.
(Xin xem phát biểu đính kèm).
 





































Sau khi đọc tiểu sử của cố tỉnh đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Cứ (xin xem tiểu sử đính kèm),   



































anh Ngô Phất, đã đại diện cho Ban Tổ Chức đọc Điếu Văn gởi người quá cố:



































Buổi lễ tưởng niệm đã được kết thúc bằng bữa cơm chiều thân mật.

Mời quý anh chị bấm vào link Lễ Tưởng Niệm Anh Nguyễn Ngọc C để xem hình ảnh do anh Trần Hiếu Lai chụp. (Cám ơn anh Lai)

ZỢ CHỒNG



CHẤP NÓ LÀM GÌ !!! 

Bị zợ phát giác mình nuôi… “mèo”, ông chồng "thanh minh, thanh nga":

– Em biết không, gì em cũng hơn nó hết, em ở căn biệt thự với anh cả đời; còn nó chỉ ở với anh trong phòng khách sạn mấy chục mét vuông có 1 đêm. Chấp nó làm gì, tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài tờ thôi. Chấp nó làm gì, em có hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm quần áo không đủ mặc đâu, có vài mảnh che thân.  Còn về nhan sắc thì nó phải gọi em bằng...cụ bà. Chấp nó làm gì!



TRÍ NHỚ TỐT

Thằng chồng vào phòng triển lãm xem tranh, bỗng giật mình thấy một bức hình vẽ một phụ nữ bà khỏa thân giống hệt zợ mình; hắn liền vội zề nhà giận giữ chất vấn:
 –  Có phải em làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ Diên vẽ hình khỏa thân của em không ?
 – Ðâu có, em không bao giờ làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ đó, chắc hắn ta vẽ theo trí nhớ thôi.



KHÓ TÍNH

Một ông phàn nàn với đồng nghiệp :

 – Phụ nữ thật khó tính:  Năm ngoái, zợ tôi báo tin sắp được làm mẹ, tôi tặng bả một bó hoa. Vậy mà hôm qua, tôi báo tin sắp được làm bố một đứa bé nữa, bả đập cái chảo vào đầu tôi!


THIÊN THẦN

 Bé hỏi mẹ :
 – Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không?
 – Đúng rồi con yêu.
 – Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là… “thiên thần”. Thế bao giờ thì chị ấy mới bay?
 – Ngay bi chừ, con ạ !


ZỢ TUYỆT ZỜI 

Hai người bạn nói chuyện với nhau :
 – Có lẽ mình phải xin ly dị.
 – Sao vậy ?
 – Zợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.
 – Cậu điên à ! Biết tìm đâu ra một người zợ tuyệt zời như thế.



ĐÀN BÀ GIỎI THẬT

Sau khi bố thí cho một hành khất ở cuối nhà thờ, bà từ thiện thân mật hỏi:
–Sao ông lại ra nông nỗi này, zợ con ông đâu?
–Thưa bà, zợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu zợ tôi còn sống thì tôi đâu tệ như bi giờ.

Bà từ thiện liền quay sang ông chồng nói móc:
Thấy chưa, đàn bà rất đảm đang. Không có đàn bà thì chỉ có nước đi ăn mày. 

Rồi bà quay sang hỏi lão hành khất:

– Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì, hả ông?
– Dạ, nó đi ăn mày thay cho tôi ạ!



BỆNH TÌNH  

Chăm sóc chồng ốm nặng, cô zợ sụt sùi hỏi :
 – Anh thấy trong người thế nào ?
 – Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần; mắt và miệng cũng đỡ co giật.



CHỌN CÁI NÀO?

Chồng đang xem ti vi thì zợ giục:
 – Anh đi chợ đi!
 – Đó không phải là công việc của đàn ông; chồng đáp.
 – Thế hả? Vậy thì lên giường ngay, tôi sẽ giao cho anh việc của đàn ông!
 – Thôi được; cái giỏ đi chợ đâu?



TỰ HỌC

Bà mẹ, trong lúc đứng trước gương ngắm nghía, tỏ vẻ hài lòng vì chiếc áo lông thú mới mua, thì thằng con trai đi học về hỏi:

– Đẹp quá, có phải bố mua cho mẹ cái áo này không?

– Bố nào mua, cứ chờ bố mày, thì đến cả mày cũng chẳng có nữa là áo.



ĐẠI SỰ

Giáo sư hỏi cả lớp :
– Ai có thể nêu hai sự kiện lớn trong cuộc đời của nhà thơ John Milton?
Một nam sinh viên nhanh nhẩu phát biểu :
– Sau khi kết hôn, nhà thơ viết tác phẩm "Thiên Đường Đã Mất" (Paradise Lost); đến khi zợ chết, ông viết tác phẩm "Thiên Đường Trở Lại" (Paradise Regained).

KHỔNG, LÃO GẶP NHAU

Hơn hai ngàn năm trước Khổng và Lão gặp nhau:
Khổng ngồi kiệu đi trên đại lộ, vừa phe phẩy chiếc quạt, vừa lim dim đôi mắt. Bọn người khênh kiệu còng lưng đi thật đều để giữ thăng bằng cho thầy an tọa. Bỗng phía trước có kẻ cỡi trâu cắt ngang qua. Khổng mở mắt nhìn và quát:
 – Tên "trẻ trâu" kia vô lễ, đường lớn không đi lại cắt ngang mặt người ta?
Con trâu ngoái cổ nhìn. Mục đồng cỡi trâu cười nói:
 – Ngươi biết ta đã bao nhiêu tuổi rồi không mà cao giọng bảo ta "trẻ trâu" vô lễ? Chẳng qua ngươi đi trên con đường người ta đã dọn sẵn. Sự thực không có đường nào là lớn cả. Nơi không có đường mới thực sự là lớn!
 Khổng mở to mắt nhìn thì thấy người kia dù mặt mũi trẻ con nhưng râu tóc bạc phơ, chừng như đã sống mấy trăm năm, bèn ra lệnh cho phu hạ kiệu, bước xuống vòng tay thi lễ:
 – Tại hạ có mắt như mù. Chẳng hay lão trượng chính là Lão Tử, người nước Sở?
 Lão vẫn ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nheo mắt cười:

 – Đích thị là mỗ, bốn phương là nhà, không cần biết sinh ra ở đâu! Thái độ trịch thượng như ngươi ta đoán không nhầm là người họ Khổng nước Lỗ? Chào Khổng Phu Tử!
Khổng lại vái chào lần nữa:
 – Tại hạ là Khổng Khâu đây, Đạo của tại hạ vốn khiêm cung, lão trượng đã quá lời…
Lão nhìn bọn phu kiệu lưng ướt đẫm mồ hôi rồi nhìn Khổng khăn áo lượt là mà cười, con trâu cũng cười theo. Lão nói:
 – Đạo của ngươi là gì?
 Khổng trịnh trọng:
 – Tóm gọn trong mấy chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
 Lão cười vang:
 – Có đến năm thứ, thứ nào cũng khó, cũng cao, sao gọi là khiêm cung? Những người dân chân lấm tay bùn làm sao học được cái "Đạo" ấy?
 Khổng thanh minh:
 – Đạo của tại hạ chỉ dành cho người quân tử, không dành cho kẻ tiểu nhân. Với người dân chân lấm tay bùn chỉ cần Lễ là đủ. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên!
 Lão hỏi:
 – Tự nhiên sinh ra vốn bình đẳng, làm gì có phân biệt quân tử hay tiểu nhân? Lễ là phép tắc, trật tự, ngày nào cũng bắt dân phục lễ, khác nào ngươi bắt dân phải đeo gông đi trên con đường hẹp. Còn Nhân, Nghĩa, Trí, Tín ngươi dành cho quan quyền khác nào mở đường cho chúng tự do nói dối, giả nhân giả nghĩa, lưu manh, lừa lọc? Vậy còn phụ nữ thì sao?
 Khổng lúng túng không trả lời hết các câu hỏi, chỉ trả lời câu cuối cùng như cái máy:
 – Phận nữ nhi thường tình!
 Lão lại cười ha ha:
 – Vậy mẹ của ngươi cũng là tiểu nhân? Vậy thì Lễ của ngươi nói kính cha thờ mẹ để làm gì? Bây giờ thì ngươi đi đâu?
 Khổng tự hào thưa:
 – Đi chu du thiên hạ để truyền Đạo. Nhà Chu suy, chư hầu nổi loạn, rất cần đạo trị – bình để thu thiên hạ về một mối, yên ổn vì đại cục…
 Lão cắt lời:
 – Nguy tai! Nguy tai! Nhà Chu suy đồi mà ngươi lại dùng phép tắc nhà Chu làm mẫu mực để gọi là Lễ? Nói thật, Đạo của ngươi cũng chỉ là con đường cụt. Lễ mà ngươi dạy đời ấy chỉ tạo thêm ra loại người đối với bề trên thì nịnh nọt uốn gối khom lưng, đối với kẻ dưới thì trịch thượng khinh người. Đạo trị – bình của ngươi chỉ có thể giữ thế ổn định tạm thời để bọn quan quyền tham nhũng. Dân vì hèn, vì sợ mà tạm bình, chứ quan đang nắm quyền thống trị thì sẽ tranh chấp hỗn loạn, cắn nhau như chó tranh cứt. Sao không để chư hầu nổi loạn mà làm lại từ đầu? Cái cây già mục ruỗng đã sắp chết thì dọn đi để trống đất cho cây con mọc lên, khư khư giữ lấy làm gì?
 Nghe đến đấy, Khổng không khỏi nổi giận, mặt đỏ phừng phừng:
 – Lão trượng không nên xúc phạm Thiên tử và kích động làm loạn. Tội phản nghịch đáng bị tru di ba họ. Nhưng thôi, coi như tại hạ chưa nghe gì. Vậy mạo muội hỏi, Đạo của lão trượng là gì?
 Lão Tử vẫn khoan thai, tay đưa lên vuốt chòm râu trắng:
 – Ta chỉ có một cái đầu trong muôn vạn cái đầu của thiên hạ. Ba họ nhà ta là ai ta còn chưa biết thì sợ gì họa tru di. Ngươi hỏi Đạo của ta ư? Đạo của ta là vô đạo, đường của ta đi là không có con đường. Đó mới là Đại Đạo.
 Khổng ngơ ngác không hiểu gì. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác ấy, Lão lại ngửa mặt cười vang, đưa ngón tay vẽ một vòng thái cực vào không khí và nói:
 – Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lý của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm… Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau. Đạo của ngươi áp đặt mọi thứ theo trật tự như ngươi muốn và bắt buộc mọi thứ giống như nhau mà được à?
 Bây giờ thì Khổng nghe như nuốt từng lời. Khổng hỏi:
 – Đạo của lão trượng từ đâu ra vậy?
 Lão nói:
 – Từ trời đất, từ nhân gian mà ra. Ta học được từ đám dân đen mà Đạo của ngươi gọi là bọn tiểu nhân đáng khinh bỉ đấy!
 Lão lại nhìn Khổng đang trố mắt mà tiếp:
 - Ta nghe ngươi đi đến đâu, các vua chư hầu đuổi đến đó như đuổi tà. Có người bảo ngươi chỉ là kẻ cơ hội. Nhưng ngươi yên tâm, vài trăm năm sau Đạo của ngươi sẽ được trọng dụng vì nó sẽ là vũ khí bịp bợm tốt nhất. Người ta sẽ leo lẻo nói điều Nhân, điều Nghĩa, người ta luận về điều Trí, điều Tín, nhưng nói một đằng làm một nẻo. Và hiển nhiên, người ta sẽ tôn ngươi là Thánh để mê hoặc lòng người!
 Đến đây, Khổng cúi sát người xuống chân Lão mà lạy ba lạy:
– Tại hạ lĩnh giáo và xin bổ sung vào Đạo của mình. Đời vẫn có quân tử và tiểu nhân, nhưng Đạo lớn nhất vẫn là lấy dân làm gốc ạ!
 Lão lại bật cười đến văng nước bọt:
 – Câu đó sẽ là câu mị dân lớn nhất! Dân nghe vậy sẽ vui vẻ làm trâu cày cho sự nghiệp của các quan chứ gì?

 Nói đoạn, Lão vỗ mông trâu bỏ đi, không một lời chào. Con trâu họ lên một tiếng và ỉa một bãi to tướng trước mặt Khổng rồi đưa Lão băng qua cánh đồng. Khổng nhìn theo không chớp mắt. Kỳ lạ là con trâu đi đến đâu cỏ cây dạt ra đến đấy. Lão Tử nhẹ nhàng như bay giữa không gian vô tận rồi mất hút ở chân trời. Khổng lầm bầm, rằng Lão thật sự tự do, con đường của Lão thật sự là con đường lớn, không như ta cả đời tự đeo gông vào cổ và đi vào ngõ cụt mà không biết…
 

Tối hôm đó về nhà trọ, Khổng trằn trọc suốt ba canh rồi thiếp đi. Trong giấc mơ, Khổng thấy mình sống lừng lững đến 2000 năm, bao nhiêu người đến sụp lạy tôn Khổng thành Thánh. Khổng cứ ngồi bất động mà làm Thánh. Không biết là mộng ác hay mộng lành. Chỉ biết rằng khi tỉnh dậy, Khổng thấy cứt đầy quần. Bèn thay quần áo và gói ghém mọi thứ ô uế vào chiếc tay nải bằng nhung rồi một mình lặng lẽ bước đi trong đêm tối. Khổng ném tất cả xuống cầu và đứng nhìn dòng sông đen ngòm đang chảy xiết…
Sử sách chỉ viết có cuộc gặp gỡ Khổng – Lão mà tuyệt nhiên không kể lại đầu đuôi chuyện này.

THƯƠNG CÂY, NHỚ CỘI

 
Nhìn hình trên chúng ta mới thấm thía câu "thương cây, nhớ cội", chứ không như con cháu già Hồ chỉ thích chặt cây và đốn cây ở Hà Nội và Sài Gòn để thủ lợi.