Máy
ảnh ra đời từ năm 1826 tại Pháp, vì vậy các thuộc địa ở Đông Dương, gồm
cả Việt nam, đã có ảnh chụp từ rất sớm và có mặt trong những thước phim
đầu tiên.
Nữ nghệ sĩ đàn tranh Sài Gòn sang Pháp biểu diễn ở Hội chợ thuộc địa Marseille năm
Vua Duy Tân đăng quang lúc 7 tuổi năm 1907.
Nghệ sĩ hát bộ ở Nam kỳ năm 1890.
Nhà
bác học Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký và một lớp học của ông vào
khoảng năm 1865.
Đoàn sứ bộ An Nam sang Pháp xin chuộc đất (3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm) năm 1863, Chánh sứ Phan Thanh Giản ngồi giữa, ảnh này bị thiếu một người quan trọng: Thông ngôn Trương Vĩnh Ký. (Ảnh: Emile Gsell)
Săn cọp ở Nam kỳ đầu TK 20.
Những người phụ nữ đang đánh bài ở Sài Gòn đầu thế kỷ 20.
Những em bé Saigon đầu thế kỷ 20.
Nam kỳ, Chợ Lớn – người Hoa đang nhổ lông vịt, khoảng năm 1920.
Nam kỳ, người Việt bản địa chăm sóc cá sấu (trong vườn thú công viên) ở Mỹ Tho, năm 1912.
Nha Trang – Khánh Hòa năm 1926, những người phụ nữ đang phụ đúc bê tông.
Một trong những tấm ảnh màu đầu tiên năm 1913 – Quan Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu và gia đình.
Tổng đốc Hà Đông – Hoàng Trọng Phu.
Nghệ sĩ Năm Phỉ hồi thơ ấu (1916) và thời hoàng kim (1936).
Hiệp biện đại học sĩ – Quan Khâm sai – Chánh sứ Phan Thanh Giản 1863. Hình chụp tại Paris nhân dịp ông dẫn đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc đất. Ông quê ở làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Đậu
cử nhân năm 1825, năm sau đậu tiến sĩ, ông là người đạt học vị cao nhất
đầu tiên ở Nam Kỳ. Tính tình cương trực và thanh liêm, Phan Thanh Giản
làm quan nhà Nguyễn trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và
cũng từng bị giáng chức rồi lên chức nhiều phen”…
Cho
tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết
luận rằng “Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng
góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn
tạo những di tích và những gì gắn liền với ông”; và đã được giới chức
chấp thuận…
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ và Vua Gia Long – Nguyễn Ánh, 2 đối thủ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18. Đây là 2 chân dung đã được đánh giá là chân thực nhất về hai ông được tái hiện từ những tranh vẽ xưa, tiền xưa do Pháp và nhà Thanh vẽ.
Tứ đại mỹ nhân Hà thành năm 1930, từ trái qua, trên xuống: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.
Vua Thành Thái năm 1900, 21 tuổi – vị vua thứ 10 của triều Nguyễn.
Đôi vợ chồng người Bắc (Tonkin) khoảng năm 1890. Áo tơi bằng lá mà cô gái mặc cho đến nay vẫn còn được sử dụng và có một làng ở Hà Tĩnh chuyên sản xuất nó.
Cụ Đề Thám và các con năm 1890 (có nơi ghi là cháu).
No comments:
Post a Comment