Wednesday, May 20, 2020

HÌNH ẢNH VIỆT NAM TRƯỚC 1954

Hồ Hoàn Kiếm có đến hai cây cầu, trẻ em tập đánh bốc... là một số hình ảnh độc đáo về Việt Nam thời Pháp thuộc.
Những hình ảnh này là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản năm 1962. Chúng được các nhiếp ảnh gia người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Kim Khánh, Pierre Ferrari, Guy Defive... thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương.
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.

Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.

Gánh hàng tào phớ trên đường phố.

Dịch vụ cà trắng răng ngay trên vỉa hè.

Nhiều cư dân Hà Nội thời thuộc Pháp đến từ các vùng nông thôn lân cận.

Người đàn ông theo Công giáo và những bức tượng nhỏ.

Chiếu bạc ven đường. Các bộ bài Tây đã du nhập vào Việt Nam từ nước Pháp.

Xem bói ở phía ngoài một ngôi đình.

Những đứa trẻ tập đánh bốc. Môn thể thao này cũng được đưa vào Việt Nam từ nước Pháp.

Người nông dân lỉnh kỉnh đồ nghề đi đánh giậm.

Những chiếc hũ dùng để đựng nước mắm chất thành đống cao tại một tỉnh Nam Kỳ.

Lễ hội đua thuyền.

Mùa nước nổi trên lưu vực sông Mekong.

Một cô gái thuộc gia đình quý tộc người H'Mông ở miền núi phía Bắc.

Phụ nữ H'Mông trên một cánh đồng thuốc phiện. Nghề trồng và chế biến thuốc phiện đem lại cho họ các khoản tiền mặt lớn cũng như nhiều thứ hàng hoá của miền xuôi.

Bên cạnh đó, người H'Mông cũng trồng lúa, ngô trên nương rẫy để bảo đảm nguồn lương thực.

Trẻ em H'Mông đã biết lao động từ khi còn rất nhỏ.



Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.

Một đội voi của người Lào.







Saturday, May 16, 2020

KỶ NIỆM SÀI GÒN




BOULEVARD BONARD
March 6th, 2020

Từ thuở sau khi Pháp chiếm Sàigòn, đường thuỷ vẫn là phương tiện giao thông chính để vận chuyển hàng hoá. Thống đốc Nam kỳ bấy giờ cho đào con kênh nối kênh chợ Vãi (chợ Bến Thành cũ) với rạch Cầu Sấu và rạch Bến Nghé, gọi là kênh Coffyn. Cho đến khi Sài Gòn bắt đầu định hình phát triển, người Pháp lại cho san lấp kênh Coffyn làm thành Boulevard Bonard (Lê Lợi), rạch Cầu Sấu thành Boulevard de la Somme (Hàm Nghi). 

    
Boulevard Bonard khoảng đầu thập niên 1930 đã trở thành con đường chính của trung tâm Sài Gòn

Trong thời gian này, đường Charner (Nguyễn Huệ) và Catinat (Tự Do) vẫn là hai 
con đường chính từ bến sông vào Sàigòn, cho đến khi Toàn quyền De Lanessan ra 
sắc luật tháng 11/1894 xác định ranh giới phía Tây Nam của thành phố Sàigòn sau 
khi tiến hành san lấp khu đầm lầy Boresse (khu vực bùng binh chợ Bến Thành) và 
lấp kênh Lò Heo tức đường Abattoir (Nguyễn Thái Học). Và kể từ khi chợ Bến 
Thành mới xây xong (1914), nhà ga xe lửa Sàigòn-Mỹ Tho dời từ đầu đường Hàm 
Nghi ở Bến Bạch Ðằng về quảng trường Cuniac (quảng trường chợ Bến Thành), 
đại lộ Lê Lợi cùng với đại lộ Hàm Nghi mới bắt đầu phát triển các kiến trúc trên 
các trục đường này. Tuy vậy, đại lộ Lê Lợi có lợi thế hơn để trở thành con đường 
trung tâm, náo nhiệt nhất của thành phố nhờ một đầu là chợ Bến Thành và ga xe 
lửa, đầu kia là Nhà hát Lớn thành phố.

Qua tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Ðức Hiệp dựa theo Niên giám Ðông Dương, có thể thấy nhiều nhà cửa, cơ sở làm ăn của người Pháp và người Việt đã hình thành trước khi chợ Bến Thành mới được xây dựng. Sau khi chợ Bến Thành xây xong, địa chỉ số nhà trên con đường này được sắp xếp lại. Tôi xin trích ra một địa điểm dễ nhầm lẫn vì có sự thay đổi về vị trí sau này, chẳng hạn rạp hát Casino Sàigòn.
“Số 30 Bonard là nơi ở của bà Hyacinthe Vinson, trưởng ga xe lửa Saigon (direction du chemin de fer) của công ty xe lửa Saigon-Mỹ Tho “Société générale du Chemin de fer de Saïgon à My-Tho”, nơi này cũng là văn phòng hỏa xa (Sở Hoả Xa) và sau này là địa điểm của rạp hát Casino đầu tiên ở Saigon sau khi tòa nhà hỏa xa ở Place de Cuniac (quảng trường Quách Thị Trang ngày nay) được xây. Ga xe lửa Saigon lúc này là nơi đến tấp nập của các thương nhân, học sinh từ các tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh qua đường xe lửa huyết mạch Saigon-Mỹ Tho”.

    
Rạp hát Casino Saigon nằm ngay góc đường Lê Lợi và Pasteur sau khi chuyển vị trí kế bên Sở Hoả Xa
Khi Sở Hỏa Xa được khởi công xây dựng (1914), rạp hát Casino dời về số 28 Bonard và góc đường Pasteur, bên cạnh rạp hát trên đường Bonard là số 30 cơ sở nhà hàng khách sạn Brasserie de sports của công ty “Société anonyme pour l’exploitation des cinemas” do ông Léopold Bernard thành lập khoảng năm 1910. Thực tế đây là một tổ hợp nhà hàng khách sạn giải trí náo nhiệt nhất trên con đường Bonard lúc bấy giờ. Nguyễn Ðức Hiệp ghi trong tài liệu : “Trong sách hướng dẫn du lịch Angkor đi từ Saigon của Claudius Madrolle in năm 1925, có ghi chú chi tiết các khách sạn ở Saigon trong đó có ghi Hôtel du Casino et Brasserie des Sports, cách nhà ga Saigon 2 phút, có 30 giường ngủ, có điện và vòi tắm sen trong mỗi phòng. Giá mướn phòng là 4$, giá ăn sáng, trưa, tối là 50 cents, 1$50 và 1$50. Giá cho nguyên tháng phòng và ăn từ 100 đến 150$, nếu chỉ ăn thôi là 45$.Trong khi giá ở Hotel des Nations của ông bà Pancrazi gần đó là 7$ mỗi ngày mướn phòng và ăn”.

Rạp Casino (mới) ngoài chiếu phim, còn trở thành võ đài đấu boxing trong mùa mưa ế khách xem phim. Do rạp nhỏ, chỗ ngồi hạn chế nên người xem phải mua thẻ ưu tiên. Rạp Casino Sàigòn tồn tại ở vị trí này cho đến năm 1954 sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam và năm 1955, rạp được dời nhích vào góc đường Pasteur (số 59) và Lê Lợi. Cũng vào thời gian này, rạp Lê Lợi được xây dựng nhưng không phải nằm trên đường Lê Lợi mà là trên đường Lê Thánh Tôn gần chợ Bến Thành. Sau 1975 rạp này thành vũ trường và ngày nay là Phòng trà Không Tên. Ðến năm 1962 tại góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ mới có rạp Rex. Ðây là rạp hát đầu tiên ở Sàigòn có gắn máy lạnh, chủ nhân là ông bà Ưng Thi.
Nhích về hướng chợ Bến Thành là tiệm ảnh Khánh Ký (54 Bonard) rất nổi tiếng và quen thuộc với người Sàigòn muốn chụp một tấm ảnh kỷ niệm gia đình. Bước thêm vài bước là nhà sách Khai Trí số 60-62 (nay là nhà sách Fahasa), chủ nhân là ông Nguyễn Hùng Trương, di cư từ miền Bắc rất sớm, ông thành lập nhà sách vào năm 1952. Nhà sách Khai Trí gắn bó với nhiều người Sàigòn nhất là giới sinh viên học sinh. Theo ông Nguyễn Hùng Trương, thuở đó ngoài nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi còn mấy nhà sách khác nữa như nhà sách và in sách Vĩnh Bảo số 66. Tại vị trí này, trước năm 1954 là của hãng bán thuốc lá hiệu “Con gà”. Trên báo Tiếng Vọng An Nam ngày 10/11/1921 có đăng quảng cáo : "Hỡi người An Nam ! Sao để tiền bạc ra khỏi xứ mình ? Hãy dùng thuốc hút hiệu CON GÀ thuốc chưa vấn và thuốc vấn rồi. Vì thuốc này ngon hơn hết. Ðã thơm tho lại giá rẻ hơn các thứ khác. Thuốc CON GÀ trồng tỉa tại xứ Ðông-Dương. Nên giúp hội Société des Tabacs de l’Indochine, 66 Boulevard Bonard, Saigon hầu giúp muôn ngàn người An Nam".

    
                Nhà thuốc tây Nguyễn Văn Cao cuối đường Lê Lợi phía bên chợ Bến Thành
Hướng về chợ Bến Thành là nguyên một dãy nhà ba tầng, phía dưới buôn bán vải vóc, nón nỉ, hai tầng trên là nhà ở. Tuy vậy, một số người tận dụng mặt bằng, mở cơ sở làm ăn. Chẳng hạn, bà Bích Tùng, sau khi chồng là Ðô Ðốc Hồ Tấn Quyền bị sát hại trong cuộc đảo chính TT. Ngô Ðình Diệm năm 1963, bà cùng các con rời quê vào Sàigòn sinh sống, thuê căn phòng lầu hai trên đường Lê Lợi mở thẩm mỹ viện làm kế sinh nhai. Cuối đường Lê Lợi là nhà thuốc Nguyễn Văn Cao rất lớn. Người bệnh cần thuốc trụ sinh bất cứ loại nào ra nhà thuốc này đều có.
Phía bên kia đường, kế Sở Hoả Xa là bệnh viện Sàigòn xây lại từ năm 1935, gia đình ông Hui Bon Hoa (chú Hoả) đóng góp một số tiền lớn để xây bệnh viện. Bệnh viện này nguyên là một cơ sở y khoa nhỏ ở đường d’Adran (Hồ Tùng Mậu) chuyển đến từ năm 1914. Ban đầu bệnh viện có tên “Polyclinique du boulevard Bonard” hay còn gọi là “Polyclinique du Marché” (vì gần chợ Bến Thành).

    
                                      Đại lộ Lê Lợi đông đúc người xe thập niên 1960 
                                                                      (Ảnh: LIFE)
Từ bệnh viện đi lên hướng Nhà hát Lớn, hầu hết là nhà ở của các công chức làm việc cho nhà nước, xen kẽ vài ba văn phòng công ty, garage bán xe hơi. Trong đó nhiều người lớn tuổi còn nhớ đến là trụ sở Ngân hàng Nam kỳ toạ lạc ngay góc đường Bonard và Mac Mahon (Công Lý cũ-Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và những người trung niên lại nhớ đến nước mía Viễn Ðông.. Cái tên Viễn Ðông không phải là tên tiệm bán nước mía mà là công ty xuất nhập cảng hàng hoá Viễn Ðông tại ngay góc đường Lê Lợi và Pasteur, đối diện xéo ngã tư bên kia là rạp Casino. Khu này ngay góc Pasteur có nhiều tiệm ăn uống như hủ tiếu cá, sâm bổ lượng. Riêng tiệm nước mía có tên Hào Huê, ai đi xuống phố Lê Lợi đều biết tiếng vì nước mía ngon ngọt thơm lừng mùi quýt. Nhưng để dễ nhớ vị trí người ta cứ gọi là "nước mía Viễn Ðông".
Qua khỏi tiệm nước mía là Garage Bonard cạnh thương xá Grands Magasins Charner (GMC), chuyên bán xe hơi. Bước qua đường Nguyễn Huệ là vài tiệm bán vải kéo dài đến ngã tư Tự Do là hết đường Lê Lợi.
Nhờ chợ Bến Thành và các rạp hát trên đại lộ Lê Lợi khu vực này trở nên sầm uất, nhộn nhịp người xe lên xuống. Và trong ký ức người Sàigòn, trải qua bao năm tháng, lúc nào cũng vấn vương nhiều hình ảnh thân yêu về những con đường, phố xá ngay trung tâm thành phố.

TN
Fort Worth




 

Friday, May 15, 2020

HÀNG RONG SÀI GÒN HƠN 100 NĂM TRƯỚC

du lịch Sài Gòn
Đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn, một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam sau khi Pháp chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ 19. Các nhà nhiếp ảnh người Pháp nhanh chóng phát hiện ra hoạt động buôn bán kiểu di động- hàng hoá, thức ăn được lưu thông dựa vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố. Bộ bưu ảnh hàng rong ở Sài Gòn- Chợ Lớn tái hiện một phần đời sống kinh tế- xã hội cũng như văn hoá của người Việt hồi đầu thế kỷ 20. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Phở là món ăn truyền thống của người Việt xuất hiện đầu tiên trên các gánh hàng rong. Thành phần đơn giản, chỉ gồm nước lèo, bánh phở, một vài miếng thịt và các lọ gia vị. Đây là một gánh phở dạo khác của người Sài Gòn xưa, người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi phục vụ. Ảnh Zing.
Inline image
Bánh gạo, một loại bánh phổ biến cũng được bán rong trên các khu phố. Bánh được làm từ gạo trộn cùng một số loại ngũ cốc khác cho có mùi vị, cho thêm bột kết dính rồi ép dẹp, sau đó hấp chín. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Cháo, mỳ hay hủ tiếu được người Pháp gọi chung là súp. Các gánh hàng loại này khá cồng kềnh, nặng nề nên chủ gánh thường chọn một góc phố đông người, ngã tư để tiện buôn bán. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Hình ảnh khá thú vị về một xe bán kem của người Hoa Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. Kem được làm mát bằng đá lạnh xếp xung quanh, sát thùng là một lớp xốp mỏng để giữ đá lâu tan. Người bán sẽ “thu hút” khách bằng một cái chuông nhỏ gắn sát tay lái bên phải. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Khu vực Chợ Lớn tập trung đông đúc Hoa kiều theo đường biển vào lập nghiệp ở Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi. Người Hoa là những người giỏi buôn bán, chịu khó nên các gánh hàng của họ thường đông khách. Hình ảnh chú “Khách”- một cách gọi người Hoa của người Việt bán với đôi quang gánh bán dạo các món ăn như mỳ, cháo, tào phớ… rất quen thuộc và tồn tại cho đến những năm 70 của thế kỷ 20. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Hình ảnh điển hình của gánh tào phớ xưa. Người bán thường gánh một thùng gỗ đựng tào phớ, một chạn gỗ đựng chén bát, muỗng, và những vật dụng khác. Người bán tào phớ có tiếng rao rất đặc biệt, chỉ có một chữ ” phớ…” kéo dài. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Quán bán nước giải khát trên vỉa hè. Người bán hàng ngồi trên ghế cho thấy quán hàng kiểu này là cố đinh, khách hàng là khách qua đường, các bác phu xe kéo nghỉ chân uống chén trà xanh hay một loại nước trái cây nào đó như dừa, được trồng nhiều ở ngay tại vùng Sài Gòn- Chợ Lớn. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Những thực khách ngồi xổm thưởng thức món mỳ của một người bán hàng rong người Hoa ngay trên đường. Các gánh hàng kiểu này vẫn duy trì nhiều ở Sài Gòn cho đến tận những năm 1970. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Nón lá, hình ảnh đặc trưng của người Việt, được làm từ lá cọ lợp trên nên khung tre nhỏ hình chóp nhọn dưới có quai đeo, nón rộng vành nên che kín mặt và rất mát. Nón của người Việt khác với nón người Trung Quốc hay đội với cái chóp nhọn đặc trưng. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Họp chợ trên đường phố là một thói quen cố hữu của người Việt. Buôn bán nhỏ, mang bán từng mớ rau, con cá nuôi được nên người Việt tiện đâu bán đấy. Những hình ảnh này cho thấy các bà các chị đang mua bán nông sản, thực phẩm rất sôi động trên phố phường Sài Gòn xưa. Ảnh Zing.
du lịch Sài Gòn
Một người Việt với chiếc nón lá đặc trưng quẩy đôi quang gánh trên đường phố Sài Gòn. Trong đôi sọt đan bằng lá của người đàn ông này thường có nhiều loại nông sản do chính gia đình trồng được để mang đi bán. Ảnh Zing.















CÂY ĐẸP

 Tử đằng, Nhật Bản

(Ảnh: urloplandia.pl)

Ngân hạnh hơn 1.400 tuổi, Trung hoa

cay-ngan-hanh-1(

Nấm khổng lồ, Scotland

(Ảnh: Pinterest)

Tabebuia, Brazil

Medicinal properties of beautiful Tabebuia trees

Cây Đa, Phillipine

(Ảnh: Pinterest)

Bao Báp,  Madagascar

(Ảnh: Marsel Van Oosten)
Reasons to love trees(Ảnh: Internet)

Phượng Vĩ,   Brazil

Flame tree Delonix regia in full bloom in Brazil(Ảnh: Internet)

USA,  Cây Bách ở hồ Caddo, Mỹ

(Ảnh: vintika.net)

Chai, đảo Socotra ILE

(Ảnh: Pinterest)

“Sồi thiên thần” ngàn năm tuổi, Nam Carolina

Reasons to love trees(Ảnh: Internet)

Sequoia cao thứ 3 thế giới, California

(Ảnh: Internet)

Đỗ quyên cổ thụ 125 tuổi, Canada.

(Ảnh: Internet)

Bạch đàn cầu vồng,  Hawaii

(Ảnh: jwilsonnorton)

Máu Rồng, đảo Socotra

(Ảnh: verbaliststravel.com)

Anh đào, Đức

Flowering cherry tree, Germany(Ảnh: Internet)

Thông Bristlecone trên 5.000 tuổi tại California, Mỹ

(Ảnh: picshype.com)

Phượng tím ở Cullinan, Nam Phi

Hàng cây phượng tím (Jacaranda) ở Cullinan, Nam Phi.(Ảnh: Internet)

Quiver, Namibia

(Ảnh: Kayla Stevenson)

Phong Nhật Bản

(Ảnh: Lewis Carlyle)

Frankenstein, Mỹ

(Ảnh: Sam Van Aken)
Bạch Vân