Saturday, August 29, 2015

TÌNH YÊU

Mặc Bích 


Từ ngày hôm ấy, nhà Hương có thêm một khuôn mặt mới. Đối với tất cả mọi người trong nhà, trừ Hương và cậu con trai lớn, khuôn mặt mới này cũng chỉ như một món đồ vừa được mua về ở tiệm, bầy đó, lấp một khoảng trống nào đó mà thôi. Ai vậy? Một chú két có màu xanh lá cây với những đường viền đỏ cam, vàng rực rỡ với đôi mắt sáng quắc tròn xoe, cái mỏ dài ngoằng hơi khoằm khoằm và một bên bàn chân bị khuyết tật! 


“Tại sao con lại mua một con két có tật như vậy hả Duy?”

Đứa con trai lớn của Hương nhún vai cười:
“Có sao đâu mẹ? Nó vẫn đứng, vẫn bay bình thường như mọi con két khác trong khi nó đẹp nhất trong lồng mà lại rẻ và biết nói sẵn nữa, con khỏi phải “train” nó!”
Nàng vẫn cứ thắc mắc về một bên ngón chân bị cụt đến gần 2 đốt của con két tên Joshua mà Duy vừa mua về. Hương giao hẹn với con trai:
“Con chơi, con phải “take care” nó đó!”
“Mẹ đừng lo! Con lo cho nó mà!”
“Tại sao con biết là nó biết nói sẵn? Nó nói tiếng gì?”
“Chủ nó là một bà Mỹ, vậy chắc nó chỉ biết tiếng Mỹ!”
Duy lại nhìn mẹ cười, nụ cười của cậu thanh niên mới lớn thật tươi và thật dễ mến.
“Bà ta già phải vào nursing home nên mới gửi tiệm bán. Con mua rẻ lắm!”
Hương không nói gì mà chỉ lo con két làm bẩn nhà. Duy nhốt Joshua trong phòng ngủ và căn dặn mẹ cùng mọi người trong nhà đừng mở cửa phòng sợ Joshua bay mất. Nhốt nó vào lồng thì nó không chịu, nó sẽ chết! Hương than thầm trong bụng:
“Tại sao nó không chơi con gì khác cho sạch sẽ, dễ trông coi!” Nên ngay từ phút đầu Joshua có mang lại sự chú ý của Hương nhưng thiện cảm thì không! Nhưng chiều con, nàng cũng không cằn nhằn thêm.
Bắt đầu từ ngày đó trở đi trong nhà nàng lại có một “tù nhân” là con két xanh tên Joshua. Cửa phòng Duy lúc nào cũng khép trừ lúc có ai trong phòng. Cả nhà cũng chẳng mấy khi thấy mặt con Joshua, nên nó có đó mà cũng như không có. Thỉnh thoảng Hương mới thấy nó kêu chứ chưa hề thấy Joshua nói! Nhiều lần nàng định hỏi con xem con két đã nói những gì rồi thương hại Duy lại thôi.
Một hôm, Hương mở cửa vào phòng Duy. Con Joshua đang đứng trên thanh gỗ ngang. Đó là một loại chuồng chim nhưng trống cả bốn phía và chỉ đơn sơ có một thanh ngang làm chỗ đứng suốt ngày đêm cho Joshua, hai đầu một bên là thức ăn, một bên là nước uống. Bên dưới có một khay tròn lớn đựng cát để hứng mọi thứ chất dơ do Joshua thải ra. Thấy nàng bỗng nhiên Joshua xòe rộng hai cánh, vươn người lên nhún nhẩy và huýt gió.
Duy la lên:
“Mẹ thấy không, nó huýt gió đấy! Hễ thấy đàn bà, con gái là nó huýt gió! Nó thích mẹ đấy!”
Hương phì cười, nghĩ bụng " Nói thì không nói mà chỉ huýt gió!" Nàng đến gần, ngắm nghía chú két. Một mối thiện cảm nào đó nẩy sinh. Nàng nghiêng đầu nhìn nó. Nó cũng ngoẹo đầu nhìn Hương như muốn nói một cái gì? Hương bắt đầu chú ý đến sự có mặt của Joshua trong nhà. Từ hôm ấy, mỗi tối, nàng đều vào phòng Duy, ngồi bệt xuống thảm, gần chỗ con Joshua, và thử dậy nó nói vài chữ tiếng .. Việt.
 

Vài tháng trôi đi, một chữ tiếng Anh Joshua cũng không nói chứ đừng hòng gì đến nửa chữ tiếng Việt! Nhưng cứ mỗi lần thấy Hương là nó huýt sáo và vươn cánh làm đẹp. Nàng cũng thấy vui vui và dần dà quên mất đến chuyện là con két này không biết nói và đành chấp nhận nó như thế!
Duy đi mua một lô sách về nghiên cứu và tuyên bố với mẹ:
“Joshua chắc bị “shock” nặng nên nó không nói nữa!”
Và rồi câu chuyện của chú két xanh Joshua tưởng chỉ có vậy!
Cho đến một hôm, Hương đến tiệm Pet Shop, nơi mà Duy đã mua con két, để mua thức ăn cho Joshua. Bà chủ tiệm là người Việt, rất niềm nở khi thấy người đồng hương. Bà ta chỉ dẫn cặn kẽ loại thức ăn nào hợp cho két, nuôi dưỡng ra sao...
Trong câu chuyện trao đổi, Hương chợt hỏi:
“Thường những con bà bán ra mà có giấy tờ khai sinh, bà có lưu lại bản nào không?” “Có chứ ạ! Chúng tôi còn giữ lại tên và địa chỉ người bán, người mua, đủ hết”
“Cháu trai của tôi mua một con két ở đây tên Joshua, chân nó hơi có tật..”
Bà chủ tiệm nói ngay không đợi Hương nói thêm:
“Joshua! Tôi nhớ chứ! Một bà già Mỹ đã nhờ tôi bán khi bà ta phải vào nursing home. À! Cậu đó là con bà đấy ư?”
“Vâng, đúng đấy! Bà có trí nhớ tốt quá!”
“Cậu con bà có thích con Joshua không?”
“Chúng tôi quý nó lắm..có điều sao nó chẳng biết nói gì cả?”
“Có trường hợp như vậy xảy ra khi con vật bị sống xa chủ nhân của nó. Nhưng nhiều khi chỉ một thời gian nó quen với môi trường mới lại nói như két ngay ấy mà!”
Hương chép miệng:
“Cả hơn một năm rồi, đâu thấy nó nói gì đâu! Nó chỉ biết huýt sáo và kêu thôi!”
Bà chủ tiệm nhún vai, không biết phải trả lời thế nào trước sự than phiền của người khách.
Hương trả tiền đi ra, nhưng nghĩ sao nàng lại quay trở lại tìm người chủ tiệm:
“Bà có địa chỉ của bà cụ già trong nursing home, chủ trước của Joshua không?”
“Có chứ, để tôi lấy! Trừ phi bà ấy chết hay đổi chỗ thì chịu thua!”
Bà ta tìm một lúc rồi mặt tươi lên, hí hoáy viết vào tờ giấy đưa cho Hương:
“Chúc bà may mắn!”
Cầm tờ giấy trong tay Hương không biết mình sẽ làm gì? Vào gặp và thăm bà lão, nói chuyện về con két tên Joshua hay đưa Joshua vào thăm chủ cũ? Để làm gì? Nàng cũng chẳng hiểu tại sao những ý nghĩ đó lại đến trong đầu và rồi cứ lẩn quẩn ngày này sang ngày khác.
 
Một ngày Chủ Nhật cuối tuần, Hương và Joshua tìm đường vào nursing home mang tên là Pine Haven. Chưa bao giờ đặt chân vào một nursing home nào cả nên Hương cũng hơi tò mò. Nơi đây dù không xa nhà thương Memorial bao nhiêu nhưng nằm khuất trong một con đường cụt yên tĩnh rộng rãi, nhiều cây cối bao bọc chung quanh, có cả vườn cảnh cho người đi dạo tạo một cảm giác thật an bình.
Hương nhìn xuống tờ giấy, lẩm nhẩm tên bà lão:
“Alice Park! Alice ..Park!”
Joshua đậu trên vai Hương có vẻ thích thú khi được ra ngoài. Nó kêu những tiếng trong cổ họng nhịp theo với bước chân Hương tiến dần vào khuôn viên nursing home. Một vài người già ngồi trên xe lăn, phía sau có y tá đẩy. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Hương là những khuôn mặt già nua bệnh hoạn bạc thếch theo với thời gian. Những khuôn mặt trắng nhờ nhờ với làn da trắng xanh không còn sinh khí hay những gương mặt da màu đã sạm lại và teo tóp.
Những đôi mắt u uẩn hay những cái nhìn mông lung vào một cõi nào xa xăm như thể tất cả đang sống trong một thế giơi riêng biệt mà những ngôn từ, động tác cử động cũng theo một cách thế khác. Nhịp sống nơi đây chắc chắn không giống như nhịp sống bên ngoài kia.
Người nữ tiếp viên ngồi ngay cửa vào ngửng lên nhìn Hương  mỉm cười chào hỏi. Hương hỏi ngay:
“Tôi muốn vào thăm bà Alice Park. Chẳng hay bà ấy ở phòng số bao nhiêu hả cô?”
Cô gái cắm cúi giở sổ tìm rồi nhoẻn miệng cười thật xinh: “Dẫy A. Phòng số 210. Bà đi thẳng vào trong rồi quẹo trái, đến gần cuối hành lang là đúng chỗ đấy.”
“Cám ơn cô nhé!”
Cô gái nở nụ cười thay cho lời nói. Joshua bỗng huýt gió vang dội làm cả Hương lẫn cô gái phải bật cười.
“Nó tên gì vậy bà?”
“Joshua!”
“Hi Hoshua! Hi!”
Joshua chỉ nhìn cô gái và tiếp tục huýt sáo một cách thích thú. Cô ta còn giơ tay vẫy vẫy nó. Hương lại nhớ đến lời Duy bảo:”Nó thích đàn bà, con gái mẹ à!” Mà có lẽ thế thật!
Nàng và Joshua theo lời chỉ dẫn của cô gái. Bên trong cũng đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng thoang thoảng mùi hôi, mùi khai quyện lấy mùi thuốc sát trùng. Dọc hành lang, bóng những cô y tá lên xuống nườm nượp. Đi ngang những căn phòng mở rộng cửa, Hương nhìn thấy những khổ ải của thân phận con người mà bệnh hoạn là một trong những thứ làm biến đổi người ta nhanh nhất.
Không giống nhà thương, mỗi phòng được trang trí một cách khác theo với ý thích của người bệnh hay người thân. Hương đi rất chậm để quan sát. Đầu giường những người bệnh hầu như đều có hình ảnh của một cuộc đời bên ngoài kia mà đã có một lần họ đã sống qua. Chút kỷ niệm hay chỉ là một nhắc nhở về mối liên hệ sao đó để người bệnh đỡ thấy lẻ loi, cô độc chăng?
Rẽ sang mé trái, Hương thấy ít y tá hơn và mùi hôi cũng giảm đi nhiều, hầu như không thấy mấy. Hương lẩm nhẩm trong đầu tìm số 210. “À! Đây rồi!”, nàng nhủ thầm. Phòng số 210 cũng không khác những phòng kia bao nhiêu và theo bảng tên ở ngoài thì bà Alice Park nằm bên mé trong, sau tấm màn kéo màu xanh nhạt. Giường bên ngoài không thấy người dù rất nhiều đồ đạc. Hương vào bên trong.
Đằng sau tấm màn, một bà lão tóc trắng phau, uốn quăn thưa thớt, đang ngồi dựa soải chân trên một xe lăn. Hai bàn tay bà trắng bệch và trong suốt với nhiều đường gân xanh tím chằng chịt. Cả hai bàn tay bám lấy hai thành xe lăn. Nghe tiếng động bà ta nhìn lên. Đôi mắt nhỏ xíu bỗng mở to lộ hai tròng con ngươi màu xanh đá nhạt lờ mờ như được dấu sau một bức phim mỏng. Cái miệng mỏng dính không còn thấy rõ mầu môi bỗng hơi há ra. Mắt bà ta như dán chặt vào con két trên vai Hương. Đôi bàn tay bà lão đang bám lấy thành xe lăn bỗng buông ra và run rẩy, giật liên hồi.
Tất cả những biến chuyển đó chỉ xảy ra trong vòng vài giây ngắn ngủi của thời gian đang cô đọng trong căn phòng chật hẹp mà Hương là người nhìn thấy rõ nhất. Nàng chưa kịp lên tiếng chào hay hỏi han xem bà lão có đúng là bà Alice Park hay không, nhưng Joshua đã nhanh hơn nàng. Nó bay sà đến đậu vào lòng bà ta và chợt kêu lên:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama!”
Từ tiếng kêu đột ngột. Không! Phải nói là tiếng nói đột ngột thoát ra từ Joshua chợt như một tiếng ngân, mà sự vang dội cũng như cái tha thiết kéo dài run rẩy trong cái sẽ sàng làm cho sự tĩnh lặng đọng trong căn phòng chợt vỡ tan. Những đường nét cứng nhắc mỏi mệt trên khuôn mặt già nua của bà lão dường như hồi sinh theo với cái nhếch mép, há miệng mà những tiếng nói vẫn còn bị nhốt kín sâu thẳm trong tận cùng cổ họng, hay trong sâu thẳm của trái tim héo hon? Từng thớ thịt trên mặt bà lão giật nhẹ, đôi mắt cố mở to nhìn Joshua. Môi bà lão run run mà vẫn không tạo nên được một âm thanh nào. Chỉ có đôi mắt chớp khẽ. Riềm mi dưới đã ngả sang màu xám bạc chợt đậm màu hơn theo với giòng nước mắt đang tù từ lăn xuống.
Joshua hai chân bấu vào áo bà lão, vươn cổ, dùng mỏ ngoạm vào áo bà ta để trèo lên cho gần với khuôn mặt bà lão. Nó lại kêu lên, vẫn cái giọng đó:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama! Joshua love ya!”
Không hiểu trong tiếng kêu thống thiết kỳ lạ đó có gì mà Hương thấy lồng ngực mình thắt lại. Bởi vì nàng không chỉ nhìn thấy, chỉ nghe, mà còn cảm nhận được cái tình yêu giữa Joshua và chủ cũ của nó như phút chốc nàng biến thành bà lão ngồi trên xe lăn kia, cũng chẩy nước mắt đón nhận lời nói yêu thương và cũng thấy lòng rạt rào những cảm xúc kỳ dị. Làm như thế gian này chỉ có một tình yêu và cả hai thực sự thuộc về nhau, như một nửa mảnh đời này tìm lại đúng nửa mảnh đời kia và ráp lại khít khao thành một khối duy nhất, không có gì có thể chia lìa. Joshua ở trong bà lão và ngược lại. Bà lão nhìn trong Joshua và thấy tình yêu của mình. Bà ta lắp bắp đôi môi nhưng không thành tiếng. Khuôn mặt bà lão bỗng tươi nhuận hẳn lên. Tình yêu, sự hiện diện của Joshua đã mang lại mạch sống cho bà. Và tình yêu đó tràn ngập căn phòng nhỏ. Joshua và bà Alice không còn biết đến sự có mặt của Hương.
Joshua vùi cái mỏ cứng nhắc của nó vào cổ bà lão, mắt nó lim dim như tận hưởng một sự trao gửi thiêng liêng nào đó mà chỉ có nó và người nhận hiểu được. Mãi, bà lão mới tìm lại được tiếng nói của mình. Giọng bà ta yếu ớt và thanh tao khi đưa hai tay vuốt ve Joshua:
“I love you too. Joshua! Mama love you!”
Con Joshua kêu lên những tiếng nho nhỏ trong cổ họng và cứ để yên cho bàn tay bà lão vuốt trên từng mảng lông của nó. Những ngón tay nhăn nheo, xương xẩu kia như một cây đũa thần làm Joshua biến đổi hẳn. Nó không còn là con két xanh đứng hai chân trên thanh ngang suốt ngày cú rũ trong căn phòng đóng kín cửa. Nó không còn là tên tù bị giam lỏng trong bốn bức tường kín ở nhà Hương. Joshua lại nói với bà lão:
“He hurt me!”
Bà ta sờ lần trên ngón chân khuyết tật của Joshua như thương cảm rồi ôm Joshua vào lòng:
“My poor baby! He’s gone! He’ll not hurt you anymore. Not anymore baby! He’s gone, baby! Do you miss me, Joshua?”
Joshua lập lại y hệt như vậy:
“Do you miss me, Joshua?”
Bà lão bật cười:
“No! Do you miss me, Mama?”
Nó lại lập lại vẫn với giọng lảnh lót:
“No! Do you miss me, Mama?”
Tự dưng Hương cũng cười theo. Lúc ấy bà lão mới để ý đến sự có mặt của nàng trong phòng. Tay vẫn ôm Joshua, bà ta nheo mắt nhìn Hương:
“Cô mang Joshua đến đây?”
Câu hỏi này thay cho câu hỏi: “Cô là chủ mới của Joshua?”. Có lẽ bà Alice vẫn xem như chỉ có bà là chủ của Joshua. Và bất cứ ai đó đến sau bà chỉ là người thay bà săn sóc nó mà thôi. Hương thấy ngay điều này nên nàng chỉ mỉm cười và đáp gọn:
“Vâng!”
Hương cũng chẳng tự giới thiệu mình là ai mà bà lão cũng chẳng hỏi tại sao nàng lại biết tìm đến đây. Tự dưng nàng cảm thấy như sự có mặt của mình ở đây là thừa thãi nên  Hương lẳng lặng bước ra ngoài khi thấy bà Alice lại quay sang Joshua thầm thì những gì nàng nghe không rõ.

Nàng đi dọc theo hành lang ra ngoài đến sân sau. Chẳng ai hỏi gì mà cũng chẳng ai để ý đến ai. Hương tìm một băng ghế dưới gốc cây. Bây giờ đã là tháng Mười. Trời đã dịu hơn. Nắng vẫn rực rỡ như những ngày hè nhưng sao lại mát hơn? Có lẽ mùa Thu đã đến ở đâu đó và đang bứt dần những chiếc lá ra khỏi cành. Một đành đoạn chia ly tất nhiên! Nàng dựa lưng vào băng ghế nhìn những chiếc lá khô lao xao trên đỉnh đầu rồi lìa cành. Có những chiếc lá còn tiếc nuối, bay lượn vài vòng trước khi rơi chạm mặt đất, có chiếc rơi thật nhanh chúi đầu lao xuống, có chiếc vẫn run rẩy, không chịu lìa cây. Và những chiếc lá còn lại trên cây đang nhìn lên trời xanh trên kia hay nhìn xuống mặt đất để tiếc thương thay cho những chiếc lá đã bỏ đi trước? Nhưng có một điều chắc chắn những chiếc lá còn lại trên những tàng cây kia nhìn thấy được nỗi ngậm ngùi trong nàng ở ánh mắt không còn trong nữa. Cuộc đời, con người, và những tương quan trong đời sống, tình yêu, nỗi chết, rồi cũng chỉ như thế thôi!
Và rồi, Hương lại nghĩ đến hình ảnh trong căn phòng nhỏ sau lưng nàng: Joshua và bà Alice. Bà lão còn bao nhiêu thời gian để nói câu:”I love you too! Joshua!”, còn bao nhiêu thời gian nữa để ngập chìm trong yêu thương ấy?
Joshua? Thời gian của con két xanh với những riềm vàng, đỏ, cam rực rỡ, là bao xa? Nhưng có lẽ chắc chắn lúc này, cả bà lão và con Joshua đều chỉ biết đến cái hạnh phúc trân quý tìm lại được nhau, có nhau, cho dù thời gian đang trôi qua và ngày mai, ngày hôm sau nữa và những ngày kế tiếp có còn đến nữa hay không!
Nàng ngồi giữa cảnh trời bao la trong vắt trên cao kia trong những suy tưởng miên man. Thời gian qua bao lâu rồi? Hương nhìn đồng hồ: "2:30 chiều!" Nàng đã ở chỗ này lâu đến thế kia à? Đã đến lúc phải đưa Joshua trở về. Joshua phải trở về căn phòng của Duy và trở lại làm tù nhân trong một nơi chốn với đầy đủ thức ăn, nước uống, chỉ thiếu bàn tay của bà Alice!
 
Khi Hương trở lại căn phòng số 210, cảnh tượng âu yếm lúc trước không còn nữa. Joshua đang đậu trên thành giường, còn bà Alice nằm trên giường với bao nhiêu dây nhợ gắn vào người: nào là dây truyền thuốc, dây truyền thức ăn. Trông bà ta có vẻ mệt mỏi. Cô y tá da mầu có nụ cười xinh tươi nhìn Hương rồi hỏi: “Cô quen thế nào với bà Alice?”
Hương chỉ con Joshua:
“Qua con két này!”
“Thật à?”

Câu hỏi tuy ngắn, gọn nhưng bao hàm nhiều câu hỏi khác nữa. Hương phải giải thích sơ sơ:
“Bà ta là chủ trước của nó. Tôi đưa nó đến thăm chủ cũ. Vậy thôi!”
“Cô tử tế quá!”
Lần đầu tiên từ lúc gặp gỡ Hương thấy bà Alice nhìn nàng lâu hơn. Ánh mắt dịu xuống.
Hương đến gần Joshua và gọi, nàng làm như nó hiểu: “Joshua! Đến lúc phải đi về..”
Hình như nó biết nên cứ chần chờ. Mấy cái móng bấu chặt xuống thành giường, trừ ngón khuyết tật. Hương đến gần, nó càng nhích đi xa, mấy cái móng vẫn quặp chặt như một câu trả lời rõ ràng. Hương không biết phải làm sao! Joshua không huýt sáo như mỗi lần Hương gọi nó nữa! Như đọc được tất cả những ý nghĩ trong đầu của cả Hương và con Joshua, bà Alice gọi nó:
“Joshua!”
“Mama!”
Cô y tá thích thú kêu lên:
“Ồ nó nói được!”
“Go home, Joshua! Go home!”
Nó lập lại lời bà Alice:
“Go home! Go home!”
Nhưng vẫn không nhúc nhích, Joshua lại kêu lên:
“Love ya, Mama! Go home!”
Bà lão nhấc khẽ cánh tay đầy dây nhợ và xòe lòng bàn tay trắng bệch. Joshua bay lại, đậu trong lòng bàn tay bà lão. Nó dụi cái mỏ vào lòng bàn tay bà. Hương thấy bà ta nhắm mắt lại, không phải để đón nhận tình yêu như trước đây nhưng như một sự cam chịu hay một sự chống trả rất âm thầm nào đó. Bà lão lại nói với Joshua bằng một giọng thật nhỏ, như chỉ để cho mình nó nghe và hiểu:
“Go home, baby! You can not stay here.. I have no home now! Go, baby!..Go..”
Hương chợt thấy mi mắt nàng nặng trĩu. Quay sang người y tá, Hương hỏi một câu hỏi mà trong thâm tâm nàng cho rằng đây chỉ là một câu hỏi cầu may:
“Nó ở lại với bà cụ được không cô?” Cô y tá lắc đầu: “Ở đây toàn là người bệnh, luật không cho phép người bệnh nuôi thú vật trong này.”
Hương lặng im.
Và Joshua. Hình như hiểu được tất cả những gì bà Alice nói gọn trong vài chữ đó, hay chỉ là những cảm nhận thiêng liêng giữa Joshua và bà Alice. Chỉ giữa con két xanh và bà lão. Nó bay lên và đậu vào vai Hương nhưng vẫn kêu lên: “Love ya Mama!”
“I love you too, Joshua!”
Mở mắt ra, nhìn Hương, bà lão ngập ngừng nói:
“Cám ơn cô.. đã mang Joshua đến đây.. Thỉnh thoảng nếu được gặp nó thì.. vui lắm.”
Hương đến gần, nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà Alice và nhẹ nhàng nói:
“Mỗi tuần tôi sẽ mang Joshua vào thăm bà!”
Bà Alice chợt nhắm mắt lại. Bà ta ngập ngừng:
“Cám ơn cô.. cám ơn cô nhiều lắm!”
Nàng đi ra và không nỡ quay lại nhìn căn phòng nhỏ có bà lão gầy gò với bao dây nhợ quanh người đang nằm đếm thời gian.
Có tiếng thổn thức mơ hồ không biết là của ai? Của bà lão? Của Joshua? Hay của chính Hương?
 

Mặc Bích

Tuesday, August 25, 2015

CON ĐÀ ĐIỂU (Phạm Đức Hiền)


Ngạn ngữ có câu “không ai mù bằng người không muốn thấy, và không ai điếc bằng kẻ chẳng muốn nghe”.

Thế thì, có lẽ đà điểu là loài động vật vừa mù và vừa điếc nhất thế giới. 

Tương truyền rằng, mỗi khi không muốn nhìn thấy kẻ thù, hoặc không muốn nghe âm thanh của thú săn mồi, đặc biệt là tiếng rống của sư tử, thì đà điểu thường chui đầu xuống cát; khi gặp nguy hiểm thì nó nằm bẹp xuống đất để giả chết, hoặc ngụy trang thành một đụn cát.

Ở Chiêm Thành không có loại chim này nên mượn tiếng Trung hoa gọi là “đà điểu” tức “chim lạc đà,” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp là strouthokamelos tức “chim sẻ lạc đà”, vì chúng thường sống trên cát và có hình dạng khá giống con lạc đà.

Người bình dân Mỹ gọi con ostrich này là “camel bird”.

Tuy có cánh, nhưng đà điểu lại không thể bay được. Đà điểu mái dùng cánh để bảo vệ đàn con. Còn đà điểu đực thì dùng chúng để ve vãn và quyến rũ những con đà điểu mái. Một khi muốn đạp mái, đà điểu thường giương đôi cánh của nó nhảy múa lấy le với mấy chị em ta; còn khi gặp kẻ thù thì cụp vào mà chạy vắt giò lên cổ, có nhiều khi phóng nhanh đến 65 cây số một giờ (40 mph)..

Ngoài rau, hột, côn trùng như cào cào và châu chấu, đà điểu còn ăn cả sỏi đá để giúp tiêu hóa thức ăn trong bao tử; bụng của một con đà điểu có thể chứa đến 1 ký lô sỏi đá.

Giống như lạc đà, chân đà điểu cũng chỉ có 2 ngón, nhưng nó chạy rất nhanh. (Xin đừng ai chặt bớt những ngón chân của mình để chẩu cho nhanh nhé).

Đà điểu là một trong những loài động vật có đầu nhỏ nhất so với thân hình của nó, và óc của nó còn nhỏ hơn con mắt; nhưng cái mỏ của nó thì cứng cáp và mạnh mẽ vô cùng, (nhớ đừng để nó mổ vào đầu).

Thánh Kinh mô tả đà điểu là loài vật vừa vụng về, vừa ngu đần và vừa ngạo mạn. Ngu đần vì nó không biết dậy dỗ con cái. Ngạo mạn vì khi đào tẩu nó tự khen là nhanh hơn ngựa (Job 39: 13-18)...

Ngu Tư Lạc là một nhân vật làm việc cả cho 2 triều Nguyễn và Hồ, nhờ có đuôi chồn và mỏ quạ nên được vào Hạ Cung (khác với Hậu Cung) để ngồi ngủ gật. Nhưng Hồ Triều biết đương sự chỉ là một tên láu cá, gian thần và phản bội nên đã đuổi ra khỏi Hạ Cung.  Sợ bị "thanh trừng" hắn ta phải trốn ra ngoại quốc.

Có một thời Tư Lạc sống tại đại lộ Sri Ayuttthaya ở Thủ đô Bangkok của Thái lan, là nơi mà chị em ta từ nước Chiêm Thành sang làm nghề buôn hương bán phấn. Bắt chước Nguyễn Du, Tư Lạc cũng tự ví sánh mình như Thúy Kiều, đứng một mình ôm mặt khóc, lưu lạc giang hồ mang kiếp sống chung chạ, lang thang như bọt bèo làm thân gái khách. Tư Lạc cũng học được bập bẹ 3 tiếng Thái để tìm cách bán miệng nuôi trôn, nhưng không thành công nên đành phải đến thành phố Hoa Cải của xứ Bạch Mao để sinh sống qua ngày.

Nhờ 2 cái “cánh” lớn nên Tư Lạc thường ve vãn và bắt địa những ả vắng chồng, khiến cho mấy chị sồn sồn ghen nhau, vừa đòi tình vừa đòi tiền, khiến đương sự phải liên tục đổi nhà từ chỗ này sang chỗ khác, không có địa chỉ, cũng không có điện thoại.

Nghe nói, ngoài FBI và chủ nợ, Tư Lạc cũng rất sợ gặp những người quen, là những người từng biết đương sự là một tên Việt gian, sợ ánh sáng và sợ lời thật (trung ngôn nghịch nhĩ).

Tại quê nhà Chiêm Thành, dân chúng đồn rằng ngày xưa bố của Tư Lạc, là Ngu Công Cực, bị bất lực, nhưng lại muốn có con; một ngày kia, lượm được một cây đèn thần, giải cứu cho thần đèn, và thần đèn ban cho một ước nguyện, nên Công Cực nói với thần đèn là đương sự ước ao có một “con chim thật lớn”.

Thần đèn gật gù và hứa ban điều ước cho Công Cực.

9 tháng 10 ngày sau, người vợ sanh ra được một thằng con trai và Công Cực đặt tên con là Tư Lạc, tuy có hình dạng của con người, mà thực chất chỉ là một con đà điểu vừa ngu đần vừa kiêu ngạo, chỉ thích bịt mắt bưng tai, không muốn nghe và thấy sự thật, vì thần đèn đã hiểu lầm “con chim thật lớn” là... CON ĐÀ ĐIỂU.


Phạm Đức Hiền


NHIỆM VỤ CỦA CB/XDNT

Đầu năm 1966, chương trình Xây Dựng Nông Thôn ra đờị Mục tiêu tối hậu của chương trình này là thành lập các Ấp Đời Mới tại các miền nông thôn miền Nam Việt Nam.
Công việc tiến hành một Ấp Đời Mới được hướng dẫn chặt chẻ trong 4 Tư tưởng chỉ đạo, 5 Kỹ thuật phát triển, 11 Mục tiêu và 98 Công tác được thực hiện qua 12 giai đoạn, còn gọi là 12 bước công tác (mỗi bước công tác được dự trù thực hiện trong 2 tuần).
Trong 11 Mục tiêu căn bản, có 2 Mục tiêu được xem là quan trọng hàng đầu đó là :
Mục tiêu 1: Tận diệt cộng sản nằm vùng
và Mục tiêu 4: Tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân.
http://vnafmamn.com/images/NDTV1.jpg
Không thể công nhận một Ấp Đời Mới nếu không tổ chức được Đoàn ngũ hóa nhân dân tại Ấp sở tại, đó là tiêu chuẩn nghiệm thu tiên quyết của các Hội đồng Xây dựng Nông thôn Tỉnh,Quận khi tiến hành nghiệm thu một Ấp Đời Mớị.

Các công tác của việc tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân cũng thể hiện quan niệm "chiến tranh nhân dân" chống cộng của chương trình Xây dựng Nông thôn.
Do đó, để khả dĩ thực hiện tốt Mục tiêu tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân quan trọng này trong tiến trình xây dựng Ấp Đời Mớị Các khóa sinh Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn sơ cấp và trung cấp đều phải trải qua giai đoạn thực tập các mục tiêu này trong 6 buổi sáng Chúa nhật liên tiếp từ tuần lễ thứ 4 đến tuần lễ thứ 9 với tên gọi là giai đoạn thực tập "Dân Quân Tự Vệ chống giặc, giữ làng" (khóa sinh CB/XDNT thụ huấn 6 ngày trong tuần, sáng chủ nhật là buổi thực tập các bài học then chốt trong trong tuần lễ đó, bởi thế nên nhiều người nói tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Quốc Gia Vũng tàu không có ngày Chủ nhật nhưng lại có ngày thứ Tám.
http://pp2.s3.amazonaws.com/8853ddb21fd54531/c2ac5bce13d7464eaccde8229c098919.jpg
Trong các tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân gồm có việc thành lập các đoàn thể sau đây nằm trong Ấp Đời Mới:

Đội Thiếu Nhi, Đội Phụ Nữ, Đội Lão Ông, Đội Lão Bà và then chốt là Ấp Đội Dân Quân Tự Vệ (Thanh Niên).
Nhiệm vụ của Đội Thiếu Nhi là thực hiện công tác cảnh giới và báo động kịp thờị ; Nhiệm vụ của Đội Phụ Nữ là đánh lạc hướng địch, tiếp tế và cứu thương. Nhiệm vụ của các Đội Lão Ông, Lão Bà là gây hoang mang trở ngại cho địch, cố vấn che dấu và bảo vệ các thanh niên trong Ấp đội Dân quân tự vệ . Các Đội Thiếu Nhi, Phụ Nữ, Lão Ông, Lão Bà chủ trương bất bạo động, bất hợp tác với địch trong phương châm không nghe, không biết, không thấỵ
Ấp Đội Dân Quân Tự Vê là đoàn thể nồng cốt gồm thanh niên, tráng niên và phụ nữ độc thân trong Ấp, nhiệm vụ của Ấp đội là áp dụng chiến thuật phản du kích, gây tiêu hao và hoang mang cho địch, làm trì hoãn và gây trở ngại cho các hoạt động của địch để các lực lượng bán quân sự và quân đội của ta tiêu diệt địch. Chỉ có Ấp đội Dân quân tự vệ được trang bị một số vũ khí thô sơ, bán tự động như Carbine M1, Garant M1 v v...
Khi đã hoàn thành công việc tổ chức đoàn ngũ hoá nhân dân và Ấp Đời Mới đã dược nghiệm thu và công nhận thì Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn cũng rời khỏi Ấp sở tại chuyển sang công tác một Ấp khác. Công việc điều hành quản lý Ấp cùng tiếp tục nuôi dưỡng, lãnh đạo các đoàn thể trong Ấp kể cả Ấp đội Dân quân tự vệ được bàn giao cho Ban Trị Sự Ấp Đời Mới Lâm Thời .

http://vnafmamn.com/images/NDTV15.jpg
Đầu năm 1968, sau đợt tổng công kích Tết Mậu Thân của cộng sản và bọn tay saị . Chánh quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thành lập Chương trình Nhân Dân Tự Vệ với mục đích thực hiện "chính sách Quốc Phòng dựa trên căn bản Nhân Dân".

Chương trình Nhân Dân Tự Vệ có nội dung chỉ đạo, phương thức tổ chức cũng như phương pháp hoạt động, lề lối điều hành đều xuất phát từ căn bản Mục tiêu 4: tổ chức Đoàn ngũ hóa nhân dân của chương trình Xây Dựng Nông Thôn. Nói cách khác, chương trình Nhân Dân Tự Vệ là một sự khai triển rộng rãi , nâng cao hiệu quả, phát triển qui mô cũng như nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của Tổ chức đoàn ngũ hóa nhân dân trong giai đoạn khẩn trương của đất nước. Chính một số Cán bộ Nhân Dân Tự Vệ của Quận Tỉnh đã thừa nhận công việc tổ chức và thành lập lực lượng Nhân Dân Tự Vệ tại những Ấp đã được đoàn ngũ hóa (Ấp Đời Mới) được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng hơn những Ấp chưa được đoàn ngũ hóa gấp nhiều lần.

http://vnafmamn.com/VIETNAM%20WAR/ARVN_parade12.jpg
Chương trình NDTV cấp trung ương được điều hành bởi Tổng Nha Nhân Dân Tự Vệ trực thuộc Bộ Nội Vụ Tổ chức Nhân Dân Tự Vệ có hai lực lượng chính là: Nhân Dân Tự Vệ Chiến Đấu (gồm các đoàn viên thanh niên, thanh nữ). Nhân Dân Tự Vệ hỗ trợ (gồm các đội Thiếu nhi tự vệ, Phụ nữ tự vệ, Lão ông, Lão bà tự vệ.)

Tổng số đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ chiến đấu và hỗ trợ trên cả nước tính đến đầu năm 1975 là hơn 4 triệu đoàn viên. Từ khi thành lập đến tháng 4 năm 1975, chương trình Nhân Dân Tự Vệ thường xuyên là một trong những chương trình quan trọng đặc biệt của kế hoạch Quốc Gia hàng năm.

Đáng tiếc, chương trình NDTV mà căn bản là Tổ Chức Đoàn Ngũ Hóa Nhân Dân cùng chính thể VNCH mến yêu không còn tồn tại sau ngày 30-4-1975 bởi sự phản bội của đồng minh và dã tâm xâm lược của kẻ thù .

Trần An Phương Nam

( Sinh Tồn chuyển )
Nguồn: http://www.haingoaiphiemdam.com/To-chuc-doan-ngu-hoa-nhan-dan-and-chuong-trinh-nhan-dan-tu-ve-3303

Monday, August 24, 2015

ĐÁ "BA CHỈ"

Đá thịt lợn là một loại đá thiên nhiên, đa số thuộc đá trầm tích, đá silic hoặc đá biến chất, trong quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác, bị sắc hóa nên tạo thành hình dạng đặc thù như vậy. Đá thịt lợn quý giá ở chỗ nó có cả bì, các loại đá với màu đỏ và trắng đan xen có rất nhiều, nhưng chỉ có đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn. Đá thịt lợn còn được gọi là đá phú quý, với mong muốn sẽ có thịt ăn hàng ngày, cuộc sống sung túc. Giá của viên đá này là 3,8 tỉ VND. 
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 1
Viên đá thịt lợn mà Từ Hy thái hậu vô cùng yêu thích.
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 2
Từng lớp thịt nạc, mỡ xen kẽ, chúng ta sẽ không thể ngờ nó chỉ là một viên đá.
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 3
Sự kì công của tạo hóa.
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 4
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 5
Thật không thể tin nổi cái nào là thịt lợn, cái nào là viên đá nữa.
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 6
Cắt thành từng miếng nhỏ, từng thớ mỡ bóng loáng…
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 7
Ngoài đá hình thịt ba chỉ, còn có đá hình chân giò.
Cận cảnh đá thịt lợn quý hiếm có giá đắt hơn vàng - 8
Đến chân giò cũng giống y như đúc.
Viên đá thịt lợn Dongpo nằm ở viện bảo tàng Đài Bắc, bắt nguồn từ Nội Mông Cổ, năm Khang Hy thời Thanh được dâng vào trong cung, đến thời kì cuối nhà Thanh trở thành đồ vật yêu thích của Từ Hy thái hậu, sau đó lại bị Tưởng Giới Thạch cướp về Đài Loan. Trong giới tự nhiên, trải qua tích lũy ngày tháng, trong thời gian khác nhau, chịu ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài khác nhau, viên đã dần dần có hoa văn đặc biệt, thậm chí có màu đậm nhạt sinh động như thật, dường như có thể ngửi thấy được cả mùi thịt lợn nướng thơm lừng, có thể nói là thế gian hiếm thấy.
Trung Quốc là nơi có nhiều vùng xuất hiện nhiều đá thịt lợn, chủ yếu ở Nội Mông Cổ, Sơn Đông, Hà Bắc và Quảng Tây…
Lạc Lạc(Tou Tiao)

Sunday, August 23, 2015

RDC

Rural Development Cadre (RDC)

Pacification is the process of establishing or reestablishing effective local self-government within the political framework of the legitimate central government and its constitution. It includes the provision of sustained and credible territorial security and the genuine, voluntary involvement of the people as well as the initiation of self-sustaining and expanding economic and social activity. 

Some obvious areas where military forces can assist the pacification effort are the opening of roads and waterways and the maintaining of lines of communication, important to both economic and military activity. The objectives of pacification are not difficult to describe but the attainment of those objectives involves cultural and social forces not so easy to understand and certainly not easy to manage.
The Republic of Vietnam relied heavily on the Rural Development Cadre (RDC) to assist in carrying out the local self-development programs. 

The RDC, formed in 1965 and organized into paramilitary groups, was charged with motivating and organizing the local population to assume their own self-defense and to raise the living standards of the villages. The RD Cadre, the Rural Development Cadre, were young men who were probably better educated than the soldiers and were supposed to be idealistic. They were in platoon-sized units and they were supposed to go out and bring security and development to the people. It was a way they could get out of being in the army.
On several occasions the war in Southeast Asia brought the CIA problems that demonstrated the advantages of collaborative ties between CIA and Congress. From almost the beginning of Richard Helms's term as DCI, Agency officers worried about the demands placed upon CIA resources by several large-scale covert operations in Indochina. In mid-1966, the administration ordered a doubling of the Rural Development Cadre (RDC) program. a key element in the campaign to improve social, medical, and economic conditions in the South Vietnamese countryside.
The counterinsurgency war in South Vietnam was waged against the Communist political leadership, referred to as the Viet Cong Infra-structure, or VCI. In late 1966, the National Police, Special Branch, Rural Development Cadre, PRU, Military Security Service, and Sector and Sub-sector G-2s were all running operations against the VCI, but there was little coordination or cooperation. Besides, delays in reaching province often rendered information totally useless.
On 21 and 22 September 1966. Helms discussed with the Senate CIA subcommittees the difficulties this expansion would create for the Agency. Russell, observing that these political action teams had little connection to CIA'S intelligence functions but represented a large drain on the Agency's budget, voiced his hope that Helms could disengage the Agency from such operations. The DCI made it clear that this matched his own preferences. Russell's admonitions reflected a conviction held by most members of the four Congressional subcommittees that the CIA budget should be as small as possible in order to avoid attracting unwanted attention.
Helms met with the director of the Bureau of the Budget on 4 October 1966, in an unsuccessful effort to convince him that some other government agency might better carry out the RDC program. Instead, Helms got new White House orders not only to maintain the current level of activities, but also to request a supplementary $38 million from Congress to expand Agency RDC operations. Although with Senator Russell's permission CIA provided some residual support for 15 months after the 01 April 1968 funding cutoff, firm Congressional backing allowed the Agency to escape a burden that threatened its ability to perform other more important missions. Moreover, it managed this in spite of administration wishes that the Agency continue running the RDC program.
Logistic support of the Rural Development Cadre was generally funded through the U.S. Agency for International Development system in accordance with the Agency for International Development and Department of Defense Realignment Program. Except for ammunition, petroleum, oils, and lubricants and maintenance support which was provided by the South Vietnamese Army, support was generally provided through provincial warehouses operated by the Agency for International Development. However, at times U.S. Army Vietnam provided requested support on a reimbursable basis.
On 9 May 1967, National Security Action Memorandum 362, "Responsibility for U.S. Role in Pacification (Revolutionary Development)," established Civil Operations and Revolutionary Development Support, or CORDS. Almost all pacification programs eventually came under CORDS. From USAID, CORDS took control of "new life development" (the catch-all term for an attempt to improve government responsiveness to villagers' needs), refugees, national Police, and the Chieu Hoi program (the "Open arms" campaign to encourage Communist personnel in south Vietnam to defect). The CIA's Rural Development Cadre, MACV's civic action and civil affairs, and the Joint U.S. Public Affairs Office's field psychological operations also fell under the CORDS aegis. CORDS assumed responsibility for reports, evaluations, and field inspections from all agencies.
The Government placed control of Rural Development Cadre under the village government in 1969. The RD Cadre in prior years had been used, with some effectiveness, as a substitute for local government. Placing them under village government prevented a conflict of control at the village and hamlet level and gave village councils additional manpower to carry out new programs delegated to the councils. With the improved security in the rural areas attained by 1971, the Republic of Vietnam reorganized the RDC into smaller groups of ten persons and decreed that 50 percent of all the villages of South Vietnam would have such groups. Under the guidance of the village chief, these smaller groups assisted in local administration and development projects.

ẤP ĐỜI MỚI

CB/XDNT  Bảo Tố
Năm 1965, vì áp lực chiến sự vô cùng sôi động, chính quyền dân sự Phan Khắc Sửu trao quyền chính trị lại cho quân đội để thành lập một cơ quan quyền lực mệnh danh là “Nội Các Chiến Tranh”, với mục tiêu chính phải là đánh giặc; nhưng lại đẻ ra “hiện tượng” xây dựng “Ấp Đời Mới” là tạo sao?

Điểm son của các Chính Phủ VNCH là mặc dù phải đối phó với chiến tranh phá hoại và hủy diệt của Việt Cộng, nhưng chủ đích vẫn là lo cho dân được tự do, no ấm và hạnh phúc.


Trong chiến tranh, đường xá bị Việt Cộng đào xới, cầu cống bị giật sập, người dân nông thôn bị đe dọa, phải đóng góp, ủng hộ, nộp thuế  cho "chính phủ ma" của Cộng Sản ẩn hiện lúc nửa đêm gà gáy.

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa có “Khu Trù Mật”, một vùng đất được chính phủ khai hoang, phân lô canh tác, xây dựng nhà cửa và trợ cấp sáu tháng lương thực cho những ai tình nguyện đến đó để tạo cuộc sống mới.  Nhưng chính sách này đã bị Công sản phá tan tành.

Qua thời Đệ Nhị Cộng Hòa (lấy kinh nghiệm từ quốc sách “Ấp Chiến Lược” với chủ trương huy động dân chúng trong thôn ấp thực hiện chiến tranh phòng thủ chống lại du kích Cộng Sản), chính quyền đã đề ra chính sách xây “Ấp Đời Mới” và cũng là mục tiêu chính trong chương trình Xây Dựng Nông Thôn của nhà nước.

Vì "Ấp Chiến Lược" không thể so sánh với công sự chiến đấu và phỏng thủ của quân đội. Hơn nữa, người dân không thể sinh sống trong ấp mà không ra ngoài để kiếm sống; do đó, Việt Cộng đã dùng ân uy để móc nối, ép buộc và hăm dọa; đó là chưa kể những tên cán bộ nằm vùng còn tìm cách sách động dân chúng gây rối loạn để thôn ấp trở thành bất an, trong lúc cán bộ Công Dân Vụ của ta thì quá ít, bị trải mỏng, thiếu trang bị, nên đành phải bó tay để Việt Cộng tự tung, tự tác. Chính vì vậy mà "Ấp Đời Mới" đã ra đời. 

Thời đệ nhất Cộng Hòa, Miền Nam có trên mười ngàn ấp (1). Ba năm sau khi nền đệ nhất Cộng Hòa bị sụp đổ, chúng ta chỉ còn thực sự làm chủ khoảng năm trăm ấp (2), hầu hết ấp còn lại nằm trong vùng tranh chấp bất an.

Mặc dù Miền Nam trải qua nhiều biến động chính trị, nhưng niềm tin chiến thắng Cộng Sản vẫn khẳng định vững chắc, nhờ những người Quốc Gia chống Cộng quyết tâm bảo vệ tự do.

Năm 1966, để giải thoát nông thôn khỏi sự đe dọa, khủng bố của Cộng Sản, chương trình Xây Dựng Nông Thôn được thực hiện rầm rộ, và Trung Tâm Huấn Huyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn tại Vũng Tàu trở  thành trung tâm huấn luyện cán bộ lớn nhất trên toàn quốc, nhằm mở những khóa huấn luyện cấp tốc, với mỗi khóa ba tháng, cho khoảng mười ngàn khóa sinh.  Sau 3 năm thực hiện, trung tâm này đã đưa về nông thôn khoảng 80 ngàn cán bộ áo đen (3), là những người đảm nhận nhiệm vụ xây dựng ấp đời mới, tạo điều kiện và khung cảnh cho người dân kiến tạo đời sống mới.

Theo đơn vị hành chánh VNCH, ấp là lãnh thổ nhỏ nhất đặt dưới quyền quản hạt của xã.  Tùy theo diện tích, mỗi xã có có nhiều ấp, có ấp quy tụ hàng ngàn nóc gia nằm gần nhau trong một khu vưc mà xung quanh là đồng ruộng, hoặc núi rừng.

Trong cuộc chiến tranh với bọn “vô-sản-hóa”, đời sống của người dân ở thôn ấp vô cũng nghèo khổ, lầm than, bị đe dọa và áp bức từ những tên cộng sản nằm vùng; cuộc sống trần gian của họ chẳng khác gì cảnh địa ngục.

Khi CB/XDNT về xây dựng “Ấp Đời Mới”, người dân không còn bị đe dọa và áp bức bởi Cộng Sản cùng bọn cường hào ác bá ở địa phương; người dân không còn bi tiêu hao công của do chu cấp cho bọn Cộng Sản nằm vùng.

Nhờ cán bộ dựng chợ, tu sửa đường xá và cầu cống, dân chúng có thể đi lại và buôn bán làm ăn.  Cũng nhờ cán bộ chuyên môn được điều động về hướng dẫn nông dân chọn giống, học cách bón phân và trừ sâu, nên năng suất lúa gạo, hoa mầu và chăn nuôi đã được cải thiện.

Ngoài ra, cán bộ còn gíúp dân gặt, đập lúa, nhưng tuyệt đối không nhận công, dù là một chén cơm, vì họ đã được trả thù lao đủ sống.

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng”, qua đó mỗi gia đình làm ruộng được làm chủ tối thiểu ba mẫu ruộng; việc này đã phá tan khẩu hiệu mập mờ “người cày có ruông cày” của Cộng Sản, nhằm thực hiện khẩu hiệu của nhà nước Hà Nội “người dân làm chủ, nhà nước quản lý”. 

“Ấp Đời Mới” đã trở nên khang trang nhờ cán bộ xin vật liệu giúp dân nghèo sửa chữa nhà cửa  siêu vẹo và dột nát.   Mỗi ấp đời mới đều có 1 trạm y tế, có nhân viên y tế, hoặc cán bộ y tế áo đen, phụ trách những vấn đề liên quan đến sức khỏe, hoặc chuyển tải bệnh nhân cấp cứu lên quận hoặc tỉnh. 

Áp Đời Mới còn có những  lớp học cho trẻ em do giáo viên của ty, sở giáo dục phu trách.  Nếu ấp mới mở, chưa có giáo viên, thì cán bộ tạm thời phụ trách.  Cán bộ XDNT còn phụ sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao cho các trường tại xã ấp bằng cách dạy học sinh ca hát, dạy võ Vovinam để nâng cao thể  lực và tinh thần người Việt.

Ngoài ra, Ấp Đời Mới còn có những cán bộ phụ trách giáo dục và xã hội như “bưu tín viên”, đảm nhận đưa thư và nhận thư, giúp các ông già bà lão đọc thư, viết thư gửi cho con cháu ở phương xa,  mở lớp dạy chữ cho người ít học, để người dân ai cũng có thể đọc chữ viết thư, giúp họ vun bồi tình cảm hạnh phúc với người thân.

Ấp Đời Mới đã tìm lại hạnh phúc cho nhiều gia đình bằng cách giúp những người nhẹ dạ bị Cộng sản quyến dụ, thoát ly, hoặc nằm vùng…về “hồi chánh” để sum họp với gia đình xây dựng hạnh phúc trong cuộc sống “an cư lạc nghiệp”.


Ngoài quyền lợi kinh tế và xã hội, Ấp Đời Mới còn thể hiện quyền chính trị cho người dân qua việc họ có quyền ứng cử, bầu cử các chức vụ “hội đồng xã”, và hành chánh xã ấp.


Với khẩu hiệu “cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu” CB/XDNT vận động nhân dân nhận vũ khí, súng đạn để bảo vệ mạng sống, nhà cửa và ruộng vườn của mình.

Khác với “ấp chiến lược”, “Ấp Đời Mới” không có hàng rào ngăn cách con người với nguốn sống và tài sản của họ,  nên người dân tự ý thức là phải đấu tranh để bảo vệ cuộc sống mới của họ.

Tóm lại, chính sách XDNT với đối tượng xây “ấp đời mới” thành công là nhờ cán bộ được huấn luyện và vận dụng khôn khéo đúng mức nhiệm vụ trong việc xây dưng bảo vệ quê hương;  bởi vậy, Tổng thống Thiệu đã thực hiện cánh mạng “cán bộ hóa công chức” trong guồng máy hành chánh công quyền nhằm biến nhân viên hành chánh thành cán bộ có khả năng vận động nhân dân trong công cuộc đấu tranh chính trị với Cộng Sản sau khi ký hiệp định Paris năm 1973.

Một điều vô cùng quan trọng nữa là âm mưu lừa đảo, bóc lột nhân dân của Việt Cộng bị lật tẩy, nhân dân chán ghét chiến tranh đã chối bỏ và chống lại mọi sự xâm nhập của Cộng Sản, khiến chúng không còn hữu hiệu trong chiến tranh nhân dân, nên quay sang “địa chiến” bằng cách tận dụng toàn bộ lực lượng quân sự của miền Bắc để tiến chiếm miền Nam, biến “hòn ngọc viễn đông” thành nhà tù Cộng Sản.


(1)    Tài liệu Bộ XDNT
(2)    Đi tìm một giải pháp cho vấn đề Việt Nam/Hoàng văn Lạc.

(3)    Tài liệu Bộ PTNT


Saturday, August 22, 2015

HÒA BÌNH CỦA NẤM MỒ

Cuối năm 1979, Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, người ít khi lên tiếng từ khi sống lưu vong sau tháng Tư 1975, đã dành cho tạp chí Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn dài về kết cục của Chiến tranh Việt Nam.

Nguyễn Văn Thiệu và Henry Kissinger

Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979
Phạm Thị Hoài (dịch)

Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?

Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt
Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.

Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.

Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.

Spiegel: Kissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ - trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt
Nam.

Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.

Nguyễn Văn Thiệu và Richard Nixon tại cuộc họp ở Midway 1969

Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?

Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.

Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt
Nam. Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.

Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.

Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.

Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt
Nam. Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình.

Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía...

Spiegel: ... và mang tính tượng trưng?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt
Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.

Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.

Spiegel: Ông đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt
Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?

Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hãy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.

Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.

Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?

Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.

Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác."
Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt
Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.

Spiegel: Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân.
Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền
Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.

Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết.

Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.

Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt
Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.

Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?

Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?"

Spiegel: Ông ấy trả lời sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.

Spiegel: Nhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định
Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng "lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất."

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.

Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?

Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt
Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?

Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt
Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.

Spiegel: Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền
Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?

Spiegel: Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận.

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách huơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: "Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!" Hoặc: "Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ." Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi.

Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: "Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về." Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: "Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ."

Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước.

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói "Không", nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.

Spiegel: Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?

Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt
Nam và từ biên giới.

Spiegel: Vì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào.

Spiegel: Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt
Nam.

Spiegel: Tinh thần binh lính bị suy sụp?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.

Spiegel: Kissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?

Spiegel: Tức là ông đã thông báo cho họ?

Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt
Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: "Nhát như cáy". Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.

Spiegel: Một điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt
Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.

Spiegel: Kissinger viết: "Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác." Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những "chiến thuật né tránh" mà "người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc" ra dùng.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.

Spiegel: Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền
Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?

Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở.

Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Spiegel: Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào.

Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền
Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.

Spiegel: Về điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền
Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.

Spiegel: Nếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.

Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định
Paris không đến nỗi tồi?

Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.

Spiegel: Trong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp" và "chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt
Nam hơn.

Spiegel: Hay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?

Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.

Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.

Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.

Spiegel: Trong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp.

Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.

Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ "lòng oán hận độc địa".

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn "thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng" của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?

Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu "theo kiểu Việt
Nam: gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề", rằng ông "chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện".

Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi.

Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở
Paris, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.

Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt
Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.

Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?

Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc
International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không?

Spiegel: Một số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt
Nam. Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt
Nam.

Spiegel: Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.

Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một "thỏa thuận danh dự". Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ." Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: "Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt
Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự."

Spiegel: Kissinger viết như sau: "Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh."

Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt
Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.

Spiegel: Có bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."

Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi
Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.

Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt
Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.
Spiegel: Xin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.