Ngạn ngữ có câu
“không ai mù bằng người không muốn thấy, và không ai điếc bằng kẻ chẳng muốn
nghe”.
Thế thì, có lẽ đà
điểu là loài động vật vừa mù và vừa điếc nhất thế giới.
Tương truyền rằng, mỗi khi không muốn nhìn thấy kẻ thù, hoặc không muốn nghe âm thanh của thú săn mồi, đặc biệt là tiếng rống của sư tử, thì đà điểu thường chui đầu xuống cát; khi gặp nguy hiểm thì nó nằm bẹp xuống đất để giả chết, hoặc ngụy trang thành một đụn cát.
Tương truyền rằng, mỗi khi không muốn nhìn thấy kẻ thù, hoặc không muốn nghe âm thanh của thú săn mồi, đặc biệt là tiếng rống của sư tử, thì đà điểu thường chui đầu xuống cát; khi gặp nguy hiểm thì nó nằm bẹp xuống đất để giả chết, hoặc ngụy trang thành một đụn cát.
Ở Chiêm Thành
không có loại chim này nên mượn tiếng Trung hoa gọi là “đà điểu” tức “chim lạc
đà,” bắt nguồn từ tiếng Hy lạp là strouthokamelos tức “chim sẻ lạc đà”, vì
chúng thường sống trên cát và có hình dạng khá giống con lạc đà.
Người bình dân Mỹ
gọi con ostrich này là “camel bird”.
Tuy có cánh, nhưng
đà điểu lại không thể bay được. Đà điểu mái dùng cánh để bảo vệ đàn con. Còn đà
điểu đực thì dùng chúng để ve vãn và quyến rũ những con đà điểu mái. Một khi
muốn đạp mái, đà điểu thường giương đôi cánh của nó nhảy múa lấy le với mấy chị
em ta; còn khi gặp kẻ thù thì cụp vào mà chạy vắt giò lên cổ, có nhiều khi
phóng nhanh đến 65 cây số một giờ (40 mph)..
Ngoài rau, hột,
côn trùng như cào cào và châu chấu, đà điểu còn ăn cả sỏi đá để giúp tiêu hóa
thức ăn trong bao tử; bụng của một con đà điểu có thể chứa đến 1 ký lô sỏi đá.
Giống như lạc đà,
chân đà điểu cũng chỉ có 2 ngón, nhưng nó chạy rất nhanh. (Xin đừng ai chặt bớt
những ngón chân của mình để chẩu cho nhanh nhé).
Đà điểu là một
trong những loài động vật có đầu nhỏ nhất so với thân hình của nó, và óc của nó
còn nhỏ hơn con mắt; nhưng cái mỏ của nó thì cứng cáp và mạnh mẽ vô cùng, (nhớ đừng để nó mổ vào đầu).
Thánh Kinh mô tả
đà điểu là loài vật vừa vụng về, vừa ngu đần và vừa ngạo mạn. Ngu đần vì nó
không biết dậy dỗ con cái. Ngạo mạn vì khi đào tẩu nó tự khen là nhanh hơn ngựa
(Job 39: 13-18)...
Ngu
Tư Lạc là một
nhân vật làm việc cả cho 2 triều Nguyễn và Hồ, nhờ có đuôi chồn và mỏ
quạ nên
được vào Hạ Cung (khác với Hậu Cung) để ngồi ngủ gật. Nhưng Hồ Triều
biết đương
sự chỉ là một tên láu cá, gian thần và phản bội nên đã đuổi ra khỏi Hạ
Cung. Sợ bị "thanh trừng" hắn ta phải trốn ra ngoại quốc.
Có một thời Tư Lạc
sống tại đại lộ Sri Ayuttthaya ở Thủ đô Bangkok của Thái lan, là nơi mà chị em ta từ nước
Chiêm Thành sang làm nghề buôn hương bán phấn. Bắt chước Nguyễn Du, Tư Lạc cũng
tự ví sánh mình như Thúy Kiều, đứng một mình ôm mặt khóc, lưu lạc giang hồ mang
kiếp sống chung chạ, lang thang như bọt bèo làm thân gái khách. Tư Lạc cũng học
được bập bẹ 3 tiếng Thái để tìm cách bán miệng nuôi trôn, nhưng không thành
công nên đành phải đến thành phố Hoa Cải của xứ Bạch Mao để sinh sống qua ngày.
Nhờ 2 cái “cánh”
lớn nên Tư Lạc thường ve vãn và bắt địa những ả vắng chồng, khiến cho mấy chị
sồn sồn ghen nhau, vừa đòi tình vừa đòi tiền, khiến đương sự phải liên tục đổi
nhà từ chỗ này sang chỗ khác, không có địa chỉ, cũng không có điện thoại.
Nghe nói, ngoài
FBI và chủ nợ, Tư Lạc cũng rất sợ gặp những người quen, là những người từng
biết đương sự là một tên Việt gian, sợ ánh sáng và sợ lời thật (trung ngôn
nghịch nhĩ).
Tại quê nhà Chiêm
Thành, dân chúng đồn rằng ngày xưa bố của Tư Lạc, là Ngu Công Cực, bị bất lực,
nhưng lại muốn có con; một ngày kia, lượm được một cây đèn thần, giải cứu cho
thần đèn, và thần đèn ban cho một ước nguyện, nên Công Cực nói với thần đèn là
đương sự ước ao có một “con chim thật lớn”.
9 tháng 10 ngày
sau, người vợ sanh ra được một thằng con trai và Công Cực đặt tên con là Tư
Lạc, tuy có hình dạng của con người, mà thực chất chỉ là một con đà điểu vừa
ngu đần vừa kiêu ngạo, chỉ thích bịt mắt bưng tai, không muốn nghe và thấy sự
thật, vì thần đèn đã hiểu lầm “con chim thật lớn” là... CON ĐÀ ĐIỂU.
Phạm Đức Hiền
No comments:
Post a Comment