Thursday, February 4, 2016

THẦY TRÒ

Đề: Thân phận nàng Kiều trong thời phong kiến.
Đáp: Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ; đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Đà Rằng tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên Cộng Sản đi công tác về, bà liền nhảy xuống cứu nàng lên, rồi bán vào động chứa.

Đề: T
óm Tắt Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Đáp: Nguyễn Du là một cao thủ võ lâm trong chiện chưởng của Kim Dung, từng làm chấn động võ lâm đồng đạo khắp thế giới.  Mặc dù bị Tây Độc Âu Dương Phong đánh chết vì môn “thất sa chưởng” nhưng ông cũng đã để lại cho Vương Thúy Kiều một bí kíp võ công thượng thừa gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh".  Pho kiếm phổ này đã làm thất điên bát đảo học sinh ngày nay qua các kỳ thi lên lớp.

Đề: Giải thích câu "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng".
Đáp: Sau khi bị bán vào lầu xanh, Thúy Kiều và tên kiếm khách họ Hoàng hôn nhau liên tục nên mới có câu "Nay Hoàng hôn đã lại mai hôn Hoàng" có nghĩa là “hôm nay lão Hoàng hôn đã (đời) Kiều, rồi mai Kiều lại hôn đã đời lão Hoàng”, nên mí bị Hoạn Thư ghen đánh tơi bời hoa lá.

Đề : Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Đáp: Sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là đàn ông không cho họ được xem “bóng đá”;  họ không được lái xe, nhất là xe “tay ga”.  Sau ngày 8 tháng 3, phụ nữ mới được "giải phóng", và phụ nữ đã trả thù bằng cách dội nước sôi vào háng quý ông khiến cho các ông bị phỏng…d..
Đề: Ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
Đáp: Nếu hiểu suông thì câu này rất tối nghĩa: vì sỏi đá thì không thể nào biến thành cơm,  trừ phi các khoa học gia VN chế tạo được một chiếc mày biến sỏi đá thành gạo như Trung Cộng hiện nay làm gạo bằng nylon. Còn nếu đào sâu ý nghĩa thì có thể lãnh đạo CSVN đã bán sỏi đá cho Trung Cộng làm những hòn đảo giả ngoài Biển Đông để lấy tiền mua gạo và thịt.

Đề: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ?
Đáp: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng dưới sự lãnh đạo của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vào ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó; chúng ta đã giết sống được 16,200 quân Mỹ, phanh thây 62 máy bay địch (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm).

Giờ Việt Văn, cô giáo hỏi: Các em cho cô biết "bàn ủi" còn gọi là gì?
- Thưa cô "bàn là" ạ !
- Giỏi, chữ "là" cũng có nghĩa là "ủi".  Thí dụ: "Tôi là quần áo" nghĩa là "Tôi ủi quần áo". Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác.
Một học sinh nhanh nhẩu giơ tay và trả lời:
- Thưa cô "Mẹ em là bác sĩ"; nghĩa là "Mẹ em ủi bác sĩ".
Cô: ? ! ? 

Tí đi học về hỏi bố là “bộ đội phục viên”
- Bố ơi có phải bộ đội là người dũng cảm nhất không?
- Đúng rồi con ạ.
- Vậy sáng mai bố đi họp phụ huynh cho con nhé; vì hồi chiều cô giáo nói "Người đi họp phụ huynh cho em ngày mai phải là người dũng cảm mới dám nghe sự thật về em!"
-xyz? 
Cô giáo: Người khôn ngoan luôn luôn nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng chắc chắn.
Học sinh: Thực vậy hả cô?
Cô giáo: Chắc như bắp! 

Thầy giáo hỏi học sinh:
- Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
- (Im lặng)
- Thầy cao giọng hướng về phía Tèo:
- Nào Tèo, em có biết không?
- Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thầy hỏi gì ạ.
- Vậy hả, để thầy kiểm tra bằng cách để em thử hỏi thầy một câu xem thầy có nghe không. 
- Dạ được, thưa thầy, hôm qua ai đã hôn chị của em ở dưới gốc cây si?
- Tèo, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả. 


Nhân ngày lễ tình nhân, Tèo text cho cô bạn của mình là Cún:  “nho em, tang em hai cai hon dai”.
Đọc xong, cô nàng nổi giận đùng đùng, gọi điện mắng cho một trận. 
Nghe Tèo giải thích, Cún mới biết là mình hiều nhầm, hóa ra chàng muốn nói “nhớ em, tặng em hai cái hôn dài.”

Trong giờ địa lý, cô giáo bảo Hương lên bảng chỉ vị trí Châu Mỹ trên bản đồ.
Sau khi Hương chỉ đúng, cô hỏi Liên ai đã tìm ra châu Mỹ, thì Liên nói:
- Thưa cô, bạn Hương ạ!

- Cu Tí, em cho cô biết lý do tại sao hôm Thứ Hai em không đi học?
- Thưa cô, hôm đó mẹ giặt hết quần áo, nên em không có đồ mặc ạ!
- Thế hôm Thứ Ba?
- Thưa cô, em có đi ạ! Nhưng đi ngang qua nhà cô, thấy cô không mặc quần áo, em tưởng cô gặp trường hợp giống em, nên quay về.

Một thây ma đi lang thang ngoài đường thì gặp một thây ma khác bèn hỏi:
- Cậu chết năm nào mà trông thê thảm vậy?
- Tớ chết đói năm Ất Dậu.
Đang nói chuyện thì có bộ xương nữa đi tới.
- Cậu chết năm nào vậy?
- Tớ chết năm Mậu Thân.
Hai bộ xương đi tiếp, thì gặp bộ xương thứ 3.
- Chời đất! Cậu chết năm nào mà bộ dạng tả tơi vậy?
- Đã chết đâu, tớ là sinh viên “Xã Hội Chủ Nghĩa!”

No comments:

Post a Comment