Con dê, con ngựa, con heo con
bò,
Con chim, con sáo, con cò,
Con
tôm,con cá, con sò chẳng to
Trên
con sông có con đò
Trên
con đê có con bò kéo xe
Con
thuyền không phải con ghe
Bên
con sông có "cái bè" phải không?
Chuyện
này tôi chửa được thông
Khi
con khi cái quý ông giải giùm
Tiếng
mình con, cái tùm lum ...
Nước
ngoài mà học té ùm xuống ao!
Có ông
Mỹ kia lấy vợ Việt, ông biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm ...
“hết sẩy”. Để cho vợ vui lòng, chàng còn chịu khó học cả tiếng
An Nam.
Một
hôm, hai vợ chồng ra bờ hồ chơi, ông nói:
-Con
hồ nầy đẹp quá phải không em?
Bà vợ
liền chỉnh:
-Anh
phải nói là cái
hồ.
Hôm
sau đi chèo thuyền trên sông, chàng khen:
-Cái
sông nầy cũng đẹp.
Vợ lại
cằn nhằn:
-Anh
phải nói là con
sông.
-Sao
tiếng xứ em kỳ cục quá vậy, cũng là nước mà khi gọi là cái lúc gọi là con?
-Tại
anh không để ý đó thôi. Đây nè, cái nhà, cái bàn, cái tủ,
nó đứng ỳ một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con
chó, con gà, nó chạy tới chạy lui nên gọi là con. Tương tự như vậy,
cái hồ thì nằm yên trong khi con sông nó chảy.
Anh chồng vỗ đùi cái đốp
rồi cười hỉ hả:
-Hèn chi! Cái của anh nó cứ nhúc
nhích cục cựa nên gọi là con...; còn cái của em nó cứ nằm ỳ một
chỗ nên gọi là cái...; mai mốt mình đẻ một bầy trẻ, gồm cả con trai lẫn con
gái, thì mình gọi là… “con cái” phải
không?
-Anh cũng thông minh đó; nhớ học
câu:
Nàng về nuôi “cái” cùng “con”,
Để anh đi trẩy nước non Cao
Bằng.
Ngoại trừ:
Vừa "con" vừa "cái": nhưng lại là "cái kéo", "con dao", chứ không phải là "cái dao" , "con kéo"!
No comments:
Post a Comment