Chỉ Có Dân
Chủ Đất Nước Mới Phát Triển
Việt Nam là một dân tộc ưa chuộng hòa bình, nặng
về tình cảm dân tộc, nhưng lại là một đất nước gánh chịu nhiều đau thương. Sau “1000 năm đô hộ bởi giặc Tầu, 100 năm đô
hộ bởi giặc Tây”, đất nước lại vướng vào cuộc “nội chiến” kéo dài nhiều thập
niên.
Sau 30 năm chống Thực dân Pháp, cả nước lại
đắm chìm trong cuộc chiến chống “Ý Thức Hệ” cộng sản, khiến toàn dân bị cuốn
lôi trong cơn lốc hận thù.
*
Ngày 30-4-1975, Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, danh hiệu
“Hòn Ngọc Viễn Đông” đã trở thành ảo tưởng.
Đất nước lọt vào tay cộng sản. Dù
“gọi là Thống nhất” từ Bắc vào Nam, mới chỉ thống nhất về phương diện địa dư,
nhưng lại khởi đầu sự chia rẽ nặng nề trong lòng dân tộc, giữa chủ thuyết cộng
sản độc tài đàn áp và nếp sống Tự do Dân chủ.
Nhiều người đặt câu hỏi, cũng sau hoàn cảnh
chiến tranh khốc liệt, tại sao nước Nhật chỉ cần 15 đến 20 năm xây dựng, đã
thoát khỏi đói nghèo, hoang tàn đổ nát, để trở thành một đất nước phát triển,
có nền kinh tế vững mạnh vào hàng nhất nhì Á Châu, giữ được niềm tự hào dân tộc,
một truyền thống văn hóa đã có từ lâu đời.
Nam Hàn là đất nước đáng kính phục tương tự. Mặc dù đang trong tình trạng chia cắt Bắc
Nam, luôn luôn bị đe dọa bởi chiến tranh do “người anh em” phương Bắc, nhưng
Nam Hàn cũng chỉ cần một thời gian như nước Nhật, đã xây dựng được một nền kinh
tế vững mạnh, khoa học kỹ thuật vượt bậc, và trở lên một trong những con Rồng tại
Châu Á. Trái lại, Bắc Hàn vì theo chế độ
độc tài, dồn mọi nỗ lực phát triển sản phẩm chiến tranh, khiến đời sống người
dân luôn ở trong tình trạng đói nghèo, phải nhận sự trợ giúp của các nước, nhất
là về lương thực từ Nam Hàn.
Một hoàn cảnh khác rất gần gũi với Việt Nam là nước Đức. Trong Thế Chiến thứ II, nước Đức bị chia đôi
tại Bá Linh thành hai nước Tây Đức và Đông Đức, như Việt Nam chia đôi tại lằn
ranh sông Bên Hải (vĩ tuyến 17) sau ngày 20-7-1954. Đông Đức thuộc khối cộng sản nằm trong quỹ đạo
của Liên Xô, còn Tây Đức thuộc khối Tự Do.
Khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, nước Đức thống nhất với hai hoàn
cảnh xã hội khác nhau, giữa giầu và nghèo, giữa phát triển và chậm tiến. Mặc dù Tây Đức phải “cưu mang” Đông Đức để
cùng phát triển, nhưng sự kết hợp của quốc gia này là một sự thống nhất hoàn hảo,
không tốn một giọt máu của người dân, vẫn giữ được tình cảm yêu thương con người
cùng huyết thống, nêu cao được đặc tính anh hùng của dân tộc Đức.
Sau những biến động tại Đông Âu vào
năm 1989, Đông Đức sát nhập vào Tây Đức
để trở thành một phần của Tây Âu, khiến
Khối cộng sản Đông Âu tan vỡ và các nước này từ bỏ chủ thuyết cộng sản.
Đơn cử như Ba Lan, sau nửa thế kỷ dưới sự
cai trị hà khắc, tàn bạo của cộng sản Liên Xô, người dân Ba Lan đã khởi đầu cuộc
sống Tự do, làm chủ vận mệnh của mình qua cuộc bầu cử ngày 4-6-1989.
Ba Lan đã liên minh với Hoa Kỳ và khối NATO để được bảo đảm an
toàn. Khi trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan
đã theo đuổi hệ thống kinh tế thị trường, nhắm vào sở hữu tư nhân. Chính quyết định sáng suốt này đã giúp cho Ba
Lan phát triển mạnh, nhất là sau khi gia nhập Liên Minh Châu Âu.
Nga Xô cũng phải thay đổi, và mất đi vị
thế lãnh đạo khối cộng sản trong nhiều thập niên như trước đây, một khoảng thời
gian dài ngập chìm trong máu và nước mắt.
Theo giáo sư R. J. Rummel, số nạn nhân trên thế giới trong thế kỷ 20 gây
ra bởi chế độ độc tài cộng sản được liệt kê:
- 61.911.000 người bị chết trong trại tù
của Liên bang Sô Viết.
- 35.236.000 người bị chết dưới chế độ cộng
sản Trung Hoa.
- 20.946.000 người bị chết dưới chế độ diệt
chủng Đức Quốc Xã.
-
5.964.000 người bị chết dưới thời Quân Phiệt Nhật.
-
2.035.000 người bị chết dưới thời Khmer Đỏ
-
1.883.000 người bị chết dưới chế độ diệt cgu3ng tai Thổ Nhĩ Kỳ
-
1.670.000 người bị chết trong chiến tranh Việt Nam.
-
1.585.000 người bị chết do thanh lọc chủng tộc tại Ba Lan.
-
1.503.000 người bị chết trong thời Young Turks
-
1.072.000 người bị chết dưới chế độ Tito
Những sự thay đổi của các quốc gia Đông
Âu vẫn không là một bài học cho Việt Nam.
Việt Nam vẫn “trung thành” với chủ thuyết Mác Lê,
mặc dù chủ thuyết này đã bị đất nước khai sinh ra nó loại bỏ khỏi lịch sử nhân
loại.
Về phương diện kinh tế, Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ khiến đất nước ngày
càng tụt hậu. Mặc dù phải chuyển đổi
sang “kinh tế thị trường” để sống còn, nhưng đảng vẫn thêm vào cái đuôi “định
hướng XHCN”. Khái niệm “định hướng XHCN”
có mặt tại hầu hết các ngành, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tuyên bố sẽ
“tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi
thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp trước
đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Thực ra, khi thêm cái đuôi “định hướng
XHCN” vào nền kinh tế thị trường, đã khiến kinh tế Việt Nam trở thành “một loại
kinh tế” khập khiễng, nửa vời, làm chậm tiến trình phát triển của đất nước. Chúng ta nhận ra rằng, Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói là nhờ
chuyển qua kinh tế thị trường, chứ không do “định hướng XHCN”. Liệu các quan chức lãnh đạo đảng CSVN có can
đảm nói ra điều này không?
Hơn nữa, từ sau ngày “mở cửa và đổi mới”,
kiều hối đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển đất nước. Theo VOA, Việt Nam đã nhận được 11 Tỉ Mỹ kim
trong năm 2013, nâng tổng số kiều hối lên 84 Tỉ Mỹ kim trong khoảng thời gian từ
1993-2013 (theo thống kê từ các Cơ quan Tài chính Việt Nam), một ngân khoản
không hoàn trả, rất cần thiết cho các quốc gia kém mở mang đang cần phương tiện
để phát triển.
Để biết vị thế phát triển kinh tế của Việt
Nam tới đâu, chúng ta hãy so sánh với các quốc
gia trong vùng qua các giai đoạn:
-
Thời điểm 1960 (*)
1/ Singapore:
|
395 US$
|
2/ Malaysia:
|
299 US$
|
3/
Philippine:
|
257 US$
|
4/ South VN (VNCH)
|
223 US$
|
5/ South Korea
|
155 US$
|
6/ Thailand:
|
101 US$
|
7/ China:
|
92 US$
|
8/ India:
|
84 US$
|
9/ North VN (VNDCCH)
|
73 US$
|
Trong thời gian từ 1954 đến 1975, năm
1960 là năm VNCH có nền kinh tế huy hoàng nhất, mặc dù chiến tranh du kích đã
gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế tại nông thôn miền Nam.
-
Thời điểm 2013 (*)
Các quốc gia trong vùng không khởi hành
cùng một điểm, nên sự phát triển khác nhau.
Chẳng hạn: Việt Nam có tọa độ 1.660 US$, Singapore có tọa độ 50.899 US$.
Riêng phần Việt Nam, vì vận tốc gia tăng thấp hơn các quốc gia trong
vùng, nên tiếp tục ở hạng chót, không những không đuổi kịp bất cứ nước nào mà
ngày càng tụt hậu, càng nghèo nếu so với các nước trên.
*
(Nguồn: Trần Đăng Hồng, PhD)
Về mức thu nhập của người Việt đối với
các quốc gia trong vùng, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương có nhận xét: “Đây là những chỉ
số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của Châu Á và Thế giới”. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về sự
phát triển Việt Nam năm 2009, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt
hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với
Singapore.
Vào cuối năm 2013, tại Diễn Đàn Kinh
doanh Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, Thủ Tướng nguyễn Tấn Dũng công bố GDP đã đạt mức
176 tỉ Mỹ kim và thu nhập bình quân đầu người lên tới 1960 US$/năm. Ông Dũng phát biểu trong hội nghị: “Kinh tế
Việt Nam đã vượt qua khó khăn và đang trên đường tiến tới tăng trưởng
cao hơn trong tương lai.”
Thực ra, như nhận định của nhiều chuyên
gia, con số GDP không tác động gì nhiều đến mức sống của người dân. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, lấy số GDP chia
cho 90 triệu người dân để ra con số thu nhập đầu người (1960 US$), không phải
là con số thực sự mà người dân được hưởng.
Ông cũng nghi ngờ số liệu thống kê đã được thổi phồng. Tình trạng này đưa tới: “kết quả sai lệch có
thể dẫn đến những chính sách tồi hơn, và nó lại khuyến khích người ta phải tô
son trát phấn để cho số liệu nó đẹp.
Vòng lẩn quẩn cứ như thế là một mối nguy cho đất nước.” (Nguồn: BBC)
Đối với thực trạng đời sống của người dân
Việt sau ngày 30-4-1975, Trung Tướng Trần Độ, một người cộng sản với nhiều năm
tuổi đảng, đã nhận định: “Tại sao chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước
trù phú như vậy mà chỉ vài năm sau đã đưa cả nước vào tình trạng nghèo đói ngắc
ngoải như vậy?” Người Việt trong và
ngoài nước đã đặt câu hỏi về số tài sản của VNCH trong ngân khố và tài sản thuộc
các cơ sở của tư nhân miền Nam, sau ngày 30-4-1975 đã nằm trong tay ai, vẫn không được nhà
nước kê khai rõ ràng để thông báo cho nhân dân.
Người Việt không thể quên hành động bán
nước của đảng CSVN qua Công Hàm Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng – Trường sa là của
Trung cộng vào năm 1958, mặc dầu vào thời gian này Hoàng sa và Trường sa thuộc
chủ quyền của VNCH. Sự chuyển nhượng này
không công khai, chỉ là việc làm âm thầm giữa hai đảng cộng sản Trung Hoa và Việt
Nam.
Ngày 30-12-1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
ký Hiệp ước trao 789 cây số vuông dọc biên giới phiá Bắc cho Trung cộng, đã
không có ý kiến của nhân dân qua một cuộc trưng cầu. Sau khi có nhiều ý kiến phản đối vì văn kiện
ký kết không thông qua Quốc hội, nên đảng CSVN mới đưa cho một Tiểu ban để phê
chuẩn. Với những hành động phương hại đến
chủ quyền quốc gia, ngày 25-12-2000, Trần Đức Lương đại diện đảng đã ký Hiệp Ước
cắt 11.362 cây số vuông vịnh Bắc Bộ cho Trung cộng. Tất cả những việc vi phạm kể trên, đảng CSVN
chứng tỏ đã coi thường Hiến pháp.
Ngày 1-1-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
lấy cớ vì chủ trương lớn của đảng, nên đã ký quyết định số 167 về việc giao cho
nhà thầu Trung Hoa khai thác quặng Bauxite từ 2007-2015, bất chấp những phản đối
từ các chuyên gia và các hội đoàn về tai họa môi trường cũng như an ninh quốc
phòng. Nhất là công nhân các công trình
khai thác này lên tới 3, 4 chục ngàn người đều là người Trung Hoa, trong khi
công nhân Việt Nam không có công ăn việc làm.
Khu vực khai thác đã cấm người dân vùng này, kể cả cán bộ đảng cũng
không được lai vãng. Đảng CSVN để mặc
cho công nhân Trung cộng bức hại người Việt trên đất Việt.
*
Sau 3 thập niên cai trị miền Bắc và 4 thập
niên nắm quyền sinh sát toàn cõi Việt Nam, đảng CSVN đã chứng tỏ không có khả
năng xây dựng. Từ những kết quả trên,
người dân nhận ra tình trạng tham nhũng từ thượng tầng tổ chức trở thành quốc nạn,
an ninh xã hội ngày càng xuống cấp, đã trở lên vô phương cứu chữa. Mô hình XHCN hoàn toàn mơ hồ, chỉ là lớp vỏ bọc
cho hành động tham nhũng, là chỗ dựa cho đảng tận dụng đàn áp, hầu duy trì vị
thế cầm quyền.
No comments:
Post a Comment