Văn Khang/ Văn Khố Ức Trai
Đại Học Chiến Tranh Chính Trị VNCH
Nhóm tìm kiếm chụp trước mộ Cha Đắc Lộ tại Iran Cha Đắc Lộ 1591 - 1660
Kỷ
niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là
cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
Xin
cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ
đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .
Cha
Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói
chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam
các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3
thế kỷ".
Năm
1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi
nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ
Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
Thật
vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng
chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây
không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ.
Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở
về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
Trong
khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La
Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành
công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ
trước người Tàu đến 3 thế kỷ.
Với
hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi,
đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách
Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ
Giáng sinh.
Quảng
trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn
nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã
sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở
Việt Nam.
Chúng
tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi
đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn
tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn
nhất Isfahan.
Qua
giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng
nhiệt đón tiếp chúng tôi " hồ hởi " . Trước nay, hiếm có du khách Á đông
nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng
tôi đi " tham quan " và nói về lịch sử nhà thờ.
Nằm
trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi
giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các
bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.
Cha
xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes
– người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn,
lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm.
Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to
chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và
mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy
dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
Như
vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã
sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có
thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
Nghĩa
trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông,
tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo
nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
Chia
nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy
ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi
mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt
Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất.
Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên
tảng đá còn khá rõ nét.
No comments:
Post a Comment