“Hồ sơ Panama” được cho là vụ tiết lộ tài
liệu mật lớn nhất trong lịch sử, thậm chí lớn hơn vụ tiết lộ của WikiLeaks
năm 2010 vì phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp, liên quan đến
nhiều nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới.
Sau đây là những chi tiết cần biết về Hồ sơ Panama theo
tờ The Independent của Anh:
1. Hồ sơ Panama là gì?
Lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những
người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ.
2. Số tài liệu đó lớn đến mức nào?
Hơn 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ
liệu.
3. Hồ sơ Panama đến từ đâu?
Cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty luật Mossack Fonseca
của Panama, nhà cung cấp dịch vụ tài sản ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới.
Mossack Fonseca hoạt động hợp pháp nhưng luôn bị cho là chuyên cung cấp
ngầm các dịch vụ rửa tiền, trốn thuế.
Trụ sở Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama. |
4. Ai tiết lộ?
Liên đoàn Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) tiết lộ và
tuyên bố tài liệu này đã được hơn 370 phóng viên từ hơn 70 quốc gia khác
nhau thẩm định.
5. Tại sao lại ở Panama?
Khách hàng cần một nơi như Panama (thường được gọi là
“thiên đường thuế”) với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc
không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Nơi đây dễ dàng thực hiện việc rửa
các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy…..
Panama nổi tiếng về tài khoản nước ngoài.
6. Có gì trong hồ sơ Panama?
Hơn 11 triệu tài liệu ghi lại quá trình hoạt động gần 40
năm (1977 đến tháng 12/2015) của công ty luật Mossack
Fonseca.
7. Có gì trong các tài liệu?
Thông tin các giao dịch chuyển tiền mặt, ngày thành lập
các công ty, liên kết giữa các công ty và cá nhân. Cách thức giúp khách
hàng rửa tiền, tránh các biện pháp trừng phạt và trốn
thuế.
8. Sử dụng tài khoản ở nước ngoài đã là phi pháp?
Không, hoàn toàn hợp pháp. Nhiều người thường để tài sản
ra nước ngoài để tránh bị tấn công bởi các băng nhóm tội phạm, các quy
định về thắt chặt tiền tệ, cho việc thừa kế hoặc chuẩn bị thừa
kế…
Hồ sơ Panama - Vụ ụ tiết lộ tiết lộ tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử. |
9. Công ty luật Mossack Fonseca nói gì?
Mossack Fonseca nói đã hoạt động trong 40 năm và chưa
bao giờ bị cáo buộc có hành vi phạm tội.
10. Những nhân vật có liên quan là ai?
Hồ sơ Panama tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140
chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến
12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự của
cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi của
Libya và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu
có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).
11. Mối liên hệ với Nga là gì?
Theo tờ Independent, hồ sơ Panama tiết lộ một số cộng sự
của Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan đến hoạt động rửa tiền.
Hoạt động này được điều hành bởi Ngân hàng Rossiya, ngân hàng bị Mỹ và EU
trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ
Ukraine.
12. Mối liên quan với Iceland là gì?
Theo Hồ sơ Panama, ông Sigmundur David Gunnlaugsson và
bà Palsdottir mua công ty nước ngoài Wintris Inc. tại quần đảo Virgin của
Anh vào tháng 12.2007. Ông chuyển giao cổ phần của mình cho vợ vào năm
2009 với số tiền tượng trưng là 1 USD. Hồ sơ này cho thấy ông và vợ đã sử
dụng công ty nước ngoài này để che giấu các khoản đầu tư hàng triệu
USD.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Independent,
một nhật báo của nước Anh và thuộc sở hữu của tỉ phú Alexander Lebedev.
Được thành lập năm 1986, đây là một trong những nhật báo quốc gia trẻ nhất
ở Anh.
PHẠM KHÁNH (Lược
dịch)
Putin và Tập Cận Bình dính
trong 'Hồ Sơ Panama'
Monday, April 4, 2016 3:25:59 PM
Monday, April 4, 2016 3:25:59 PM
Hà Tường Cát/Người
Việt
PANAMA - Hồ sơ Panama là vụ rò rỉ 11.5 triệu
tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama, vừa được biết hôm
Chủ Nhật. Tiết lộ này khiến người ta hiểu tổ hợp Mossack Fonseca đã giúp
giới giàu có và quyền lực trên khắp thế giới trong việc rửa tiền, tránh
lệnh trừng phạt và trốn thuế, để che giấu tài sản như thế
nào.
Bảng hiệu phía trước
trụ sở Mossack Fonseca ở Panama City, hình chụp ngày 3 tháng Tư.
(Hình: RODRIGO ARANGUA/AFP/Getty Images)
|
Dính dáng vào những vụ tẩu tán tài sản có các giới chức thân cận của Tổng Thống Nga, Vladimir Putin, gia đình Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, cùng hàng chục nhà lãnh đạo, hàng trăm nhân vật vai vế khác, trong đó có cả các viên chức FIFA và cầu thủ ngôi sao Lionel Messi.
Mossack Fonseca nói rằng họ hoạt động hoàn hảo hàng ngày trong suốt 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc hay truy tố về bất cứ tội gì. Theo lời giải thích, các công ty hải ngoại được dùng với mục đích hợp pháp có thẩm định kỹ lưỡng trước, và rất tiếc nếu dịch vụ của họ đã được dùng sai trái.
Trong số các nhân vật bị nêu tên có lãnh đạo các quốc gia hay cộng sự viên và người thân của những người quyền lực nhất thế giới. Dữ liệu bị tiết lộ cho thấy bí mật của các công ty bình phong (offshore company) đặt ở nước ngoài, được sử dụng cho các phương cách trốn thuế. Các công ty này có thể được dùng cho việc đầu tư hàng triệu dollars thuộc những khoản tiền mờ ám để rồi biến thành tài sản hợp pháp.
Tờ The Guardian ở Anh nói rằng hệ thống được Tổng Thống Vladimir Putin sử dụng để chuyển ngân khoảng $2 tỷ cho gia đình và các thuộc hạ thân tín của mình. Tiền được đưa qua các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài, hai trong số các công ty này chính thức do Sergei Roldugin, một người bạn thân của tổng thống Putin sở hữu. Sergei Roldugin là một nghệ sĩ đàn cello, quen Tổng Thống Putin từ thời niên thiếu, và là cha đỡ đầu cho con gái tên Maria của tổng thống. Roldugin phủ nhận cáo buộc ấy, nói rằng mình không phải là một doanh nhân, nhưng trên hồ sơ giấy tờ của Mossack Fonseca, người ta thấy cá nhân ông đã thu lợi hàng trăm triệu dollars từ những hợp đồng đáng nghi ngờ.
Theo hồ sơ Panama, ít nhất $1 tỷ nghi ngờ được chuyển qua mạng lưới rửa tiền do một ngân hàng Nga điều hành và có liên hệ với tổng thống Putin. Sau vụ khủng hoảng Ukraine, ngân hàng này điều hành việc rửa tiền nhằm tránh khỏi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Âu.
Các công ty bình phong của Mossack Fonseca cũng liên đới đến gia đình và tổ chức của cựu tổng thống Ai Cập, Hosni Mubarack, cựu lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi, tổng thống Syria Basha al-Assad, tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko, tổng thống Argentina Mauricio Macri, và ba trong bốn người con của tổng thống Pakistan, Nawaz Sharif. Chưa thấy có tin tức gì liên quan đến giới kinh doanh Hoa Kỳ.
Một nhà lãnh đạo quốc gia khác liên quan đến dữ liệu công ty Mossack Fonseca là thủ tướng Sigmundur Gunnlaugsson của Iceland. Ông hưởng lợi nhuận không công bố từ các ngân hàng và bị cáo buộc che giấu hàng triệu dollars đầu tư vào các ngân hàng trong nước nhờ vào một công ty bình phong có trụ sở ở nước ngoài.
Ông Sigmundur Gunnlaugsson và vợ đã mua công ty Wintris vào năm 2007 và không khai lợi nhuận khi vào quốc hội năm 2009. Ông bán 50% Wintris cho vợ với giá $1 tám tháng sau đó và công ty bình phong này được sử dụng để đầu tư hàng triệu đô-la từ tiền thừa kế.
Mossack Fonseca cũng là thiên đường trốn thuế và che giấu tài sản khổng lồ cho thân quyến một số lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình và ít nhất là 8 ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ hưu của Bộ Chính Trị. Đặng Gia Quý, chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái ông Tập Cận Bình, đã thành lập hai công ty tại quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009.
Người cha quá cố của Thủ Tướng Anh, David Cameron, ông Ian Cameron, cũng bị nêu tên là người từng sử dụng các công ty ở nước ngoài để lập quỹ cho các nhà đầu tư. Ông Ian Cameron, người qua đời hồi năm 2010, thường phải bay tới Thụy Sĩ hay Bahamas để họp hội đồng quản trị của công ty Blairmore Holdings.
Lên tiếng về chuyện này, phát ngôn của Thủ tướng Anh nói: "Đây là vấn đề riêng tư của gia đình ông," nhưng chính quyền Anh tuyên bố sẽ điều tra dựa trên những gì Hồ Sơ Panama đưa ra.
Khoảng 11.5 triệu tài liệu của Mossack Fonseca được trao cho tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung và tờ này sau đó chia sẻ tài liệu cho Nghiệp Đoàn Quốc Tế các nhà báo điều tra (ICIJ). BBC Panorama cùng với tờ Guardian của Anh nằm trong số 107 tổ chức báo chí ở 78 quốc gia đang tham gia phân tích tài liệu này. BBC nói không được biết nguồn cung cấp tài liệu.
Ông Gerard Ryle, Giám đốc ICIJ, cho biết tài liệu bị tung ra cho thấy hoạt động của công ty Mossack Fonseca trong suốt 40 năm qua.Ông nói: "Theo tôi, đây là đòn mạnh nhất đánh vào vào các thiên đường thuế vì phạm vi của các tài liệu này."
Mossack Fonseca & Co. do Mossack sáng lập năm 1977 và tới 1986 sát nhập với Ramon Fonseca. Đây là đại công ty pháp lý, cố vấn kinh doanh và cung cấp dịch vụ tài chính, đầu tư, điều hành. Trụ sở trung ương của công ty đặt tại Panama City và có chi nhánh ở 42 quốc gia trên thế giới với hơn 600 nhân viên làm việc. Khách hàng của Mossack Fonseca vào khoảng 600,000 công ty toàn cầu và trong nhiều trường hợp chỉ liên hệ thông qua các công ty môi giới.
Panama Papers được coi là vụ tiết lộ lớn nhất trong lịch sử, vượt xa WikiLeaks, với 11.5 triệu hồ sơ rút ra trong 2.6 Terabytes; WikiLeaks chỉ 1.7 Gigabites.
Mossack Fonseca không bình luận chi tiết việc rò
rỉ dữ kiện nhưng có tin tức cho rằng do tin tặc xâm nhập. Công ty này nói
rằng họ bảo vệ bí mật của khách hàng và mạnh mẽ bênh vực hành động của
mình.
Mossack Fonseca cho biết họ luôn tuân thủ các quy tắc quốc tế, đảm bảo các công ty mà họ hợp nhất, không sử dụng dịch vụ vào việc trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các mục đích trái phép. Theo họ, các công ty bình phong có ở khắp nơi thế giới và được sử dụng với nhiều mục đích hợp pháp. Bản thông cáo được Mossack Fonseca đưa ra nói rằng: "Nếu chúng tôi thấy các hoạt động đáng ngờ hoặc làm sai, chúng tôi nhanh chóng trình báo cho nhà chức trách. Tương tự, khi các cơ quan chức năng tiếp cận chúng tôi với bằng chứng cho thấy có thể xảy ra hoạt động sai trái, chúng tôi luôn hợp tác đầy đủ với họ."
Trong tương lai có lẽ người ta sẽ còn biết thêm rất nhiều sự việc không bao giờ ngờ tới, khi 11.5 triệu tài liệu được nghiên cứu phân tích đầy đủ, nhưng theo ý kiến của các chuyên viên, một việc làm phải tốn thời gian hàng chục năm. (HC)
Mossack Fonseca cho biết họ luôn tuân thủ các quy tắc quốc tế, đảm bảo các công ty mà họ hợp nhất, không sử dụng dịch vụ vào việc trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các mục đích trái phép. Theo họ, các công ty bình phong có ở khắp nơi thế giới và được sử dụng với nhiều mục đích hợp pháp. Bản thông cáo được Mossack Fonseca đưa ra nói rằng: "Nếu chúng tôi thấy các hoạt động đáng ngờ hoặc làm sai, chúng tôi nhanh chóng trình báo cho nhà chức trách. Tương tự, khi các cơ quan chức năng tiếp cận chúng tôi với bằng chứng cho thấy có thể xảy ra hoạt động sai trái, chúng tôi luôn hợp tác đầy đủ với họ."
Trong tương lai có lẽ người ta sẽ còn biết thêm rất nhiều sự việc không bao giờ ngờ tới, khi 11.5 triệu tài liệu được nghiên cứu phân tích đầy đủ, nhưng theo ý kiến của các chuyên viên, một việc làm phải tốn thời gian hàng chục năm. (HC)
Thủ tướng Iceland từ chức, nạn nhân đầu tiên của
vụ 'Hồ Sơ Panama'
Tuesday, April 5, 2016 1:17:23 PM
Tuesday, April 5, 2016 1:17:23 PM
REYKRAVIK, Iceland (AP) – Ông Sigmundur David Gunnlaugsson, thủ
tướng Iceland, vừa từ chức, sau khi bị tố cáo giấu giếm những đầu tư
trị giá hằng triệu đô la ở nước ngoài.
Thủ Tướng Sigmundur
David Gunnlaugsson của đảo quốc núi lửa Iceland. (Hình: AP/Brynjar
Gunnarsson)
Chưa có
tên nhân vật nào sẽ thay thế ông và tổng thống Iceland cũng chưa chấp
thuận sự từ chức của thủ tướng.Nếu được chấp thuận, ông Gunnlaugsson sẽ là nhân vật quan trọng đầu tiên, nạn nhân của sự rò rỉ “Hồ Sơ Panama,” từ hơn 11 triệu tài liệu tài chính của tổ hợp luật Mossack Fonseca ở Panama, trong đó cho thấy hành động trốn thuế và rửa tiền của các nhân vật máu mặt nhất trên khắp thế giới.
Trong khi đó, hằng trăm người tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Reykjavik hôm Thứ Ba, để phản đối những trương mục ở hải ngoại do hai vợ chồng Thủ Tướng Gunnlaugsson thiết lập.
Ông Gunnlaugsson nói, ông và vợ ông đóng thuế đàng hoàng và không hề làm gì phi pháp.
Theo BBC News, ông Gunnlaugsson và vợ mua công ty Wintris vào năm 2007.
Ông không tuyên bố lợi nhuận tại công ty này khi vào Quốc Hội vào năm 2009.
Tám tháng sau, ông bán lại 50% công ty Wintris cho vợ là bà Anna Sigurlaug Palsdottir, với giá một đô la, điều mà theo ông không vi phạm một quy định nào và vợ ông cũng không được lợi về tài chính.
Iceland, một đảo quốc núi lửa với dân số 330,000 người, bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài khi các ngân hàng thương mãi chính lần lượt sụp đổ chỉ trong vòng một tuần vào năm 2008.
Từ đó Iceland rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và người dân phải chịu sự kiểm soát tài chính.
Đây là một trong những lý do vì sao
sau khi biết về đầu tư ở ngoại quốc của thủ tướng khiến người dân càng
phẫn nộ thêm. (TP)
No comments:
Post a Comment