Tại sao cách làm dịch vụ của người Nhật khiến cả thế giới phải cúi đầu ngưỡng mộ?
Có rất nhiều điều trên đất Nhật dường như là không thể tưởng tượng được đối với người nước ngoài.
Nếu bạn là người từng rất hoài nghi về việc Tập đoàn đường sắt Nhật duy trì một chuyến tàu và nhà ga tàu thêm 3 năm chỉ để phục vụ duy nhất một hành khách thì câu chuyện dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại cách hiểu của mình về nước Nhật.
Câu chuyện được
kể bởi giáo sư Philip Sugai người Mỹ, giáo sư hiện đang làm việc tại
trung tâm nghiên cứu Nhật bản thuộc thành phố Kyoto của Nhật. Trước đó
thầy tốt nghiệp tiến sỹ từ đại học Waseda danh tiếng của Nhật và từng
giảng dậy nhiều năm tại trường kinh doanh nổi tiếng Doshisha ở Kyoto.
Giáo sư Sugai kể
lại câu chuyện ở một bưu điện địa phương mà ông cứ nhớ mãi và ấn tượng
như sau: “Tuần trước, tôi đến bưu điện ở gần nhà để mua vài cái phong
bì gửi thư ra nước ngoài, thế nhưng vì lúc đó quá vội nên tôi đã không
lấy tiền trả lại (38 yên, tức khoảng chưa đến 8 nghìn đồng Việt Nam).
Buổi tối hôm đó, có một nhân viên bưu điện gọi đến nhà tôi và nói cho
tôi biết rằng tôi đã quên tiền ở bưu điện và họ sẽ giữ cho tôi cho đến
khi nào tôi quay trở lại để lấy nó.”
Giáo sư vô cùng
ngạc nhiên vì tại sao nhân viên bưu điện lại có thể biết được số điện
thoại của mình: “Có lẽ họ đã bới cả đống hàng trăm hóa đơn của những bức
thư và bưu kiện đã gửi đi ngày hôm đó để tìm địa chỉ và số điện thoại
của tôi. Tôi cũng không có thời gian, và hơn một tuần sau đó tôi mới có
thời gian quay lại bưu điện để lấy tiền trả lại.”
Khi đến bưu
điện, giáo sư không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhân viên bưu điện đã để
tiền của ông vào một chiếc phong bì, họ cúi gập người xin lỗi tôi vì đã
làm tôi phải quay lại, họ xin lỗi vì đã làm phiên tôi khi gọi điện vào
số máy nhà riêng mà không báo trước. Giáo sư kể lại: “Khi nhận chiếc
phong bì từ người nhân viên bưu điện, tôi không nói được lời nào. Đến
tận khi về nhà, tôi cứ bần thần mãi. Thực sự không có thể dùng lời nào
để chê trách được dịch vụ của người Nhật nữa. Tất cả số tiền chỉ có 38
yên thôi mà.”
Trên thực tế, để
trả lại được cho khách 38 yên, theo kinh nghiệm của người viết, chi
phí mà chi nhánh bưu điện trên phải bỏ ra để trả lại được cho khách 38
yên lớn gấp 10 lần con số đó bởi một cuộc điện thoại bàn cũng có giá
vài trăm yên, đó là chưa kể đến chi phí nhân công, thời gian của ít
nhất một nhân viên bỏ ra ngoài giờ làm việc chính thức để tìm cho được
tờ biên lai gửi thư mà giáo sư Sugai đã gửi đi.
Câu chuyện đã
nhanh chóng lan truyền và được rất nhiều người ngưỡng mộ về cách cư xử
của nhân viên bưu điện Nhật. Trên thực tế, câu chuyện trên có thể xa lạ
với người nước ngoài nhưng nó không quá hiếm gặp trên đất Nhật.
Cúi chào và cám ơn người Nhật vì dịch vụ quá tuyệt vời
Không ít người
nước ngoài khi đọc được câu chuyện trên đã có những chia sẻ rất riêng
về trải nghiệm dịch vụ mà họ từng biết đến tại Nhật. Chị Shui Chen, một
người Hàn Quốc có nhiều năm sống tại Nhật đã chia sẻ rằng không những
mang đến cho chị sự chăm sóc tuyệt vời khi chị sử dụng dịch vụ bưu điện
tại Nhật, mà có lần, con gái chị quên một món đồ nhỏ tại bưu điện,
thực ra món đồ đó không đáng bao nhiêu tiền nhưng nhân viên bưu điện đã
giữ lại.
Sau đó vài tuần
khi chị và con gái quay lại, nhân viên đã ân cần hỏi thăm rằng có phải
món đồ này của con chị không, họ đã bọc nó vào túi giấy và gửi lại cho
bé. Khi chị hỏi rằng tại sao họ biết món đồ đó của con chị thì nhân
viên trả lời rằng họ đã phải xem lại trên camera để biết món đồ do ai
bỏ quên và họ cố gắng giữ lại với hy vọng khách hàng sẽ quay lại lấy.
Ngày chị rời
khỏi Nhật, trước khi ra sân bay, cả gia đình chị đã đến cúi chào và cảm
ơn các nhân viên bưu điện địa phương vì đã chăm sóc gia đình trong suốt
khoảng thời gian họ sống tại đây.
Một người khác
thì chia sẻ rằng một nhóm bạn bè của anh đi ăn và uống rượu trong một
nhà hàng của Nhật và họ từ chối lấy tiền trả lại, số tiền chỉ có 37 yên.
Và họ ra ngoài bấm thang máy đi xuống tầng 1. Họ không thể ngờ rằng
khi họ xuống và đi cách tòa nhà khoảng 50 mét rồi thì nhân viên của nhà
hàng vẫn đuổi theo và xin họ hãy nhận lại tiền trả lại cho được vì
theo nguyên tắc của người Nhật, họ sẽ không bao giờ được phép nhận thêm
tiền của khách và nhân viên cũng không bao giờ muốn gian dối.
Văn hóa thực dụng của Mỹ và văn hóa tôn trọng con người của Nhật
Giáo sư Jay
Hasadera đến từ đại học Princeton, Mỹ. Ông đến Nhật năm 1990 trong vai
trò của một giáo sư được mời đến Nhật dậy trong vài tháng. Nhưng ông đã
không ngờ chuyến đi đó đã thay đổi cuộc đời ông. Bởi sau khoảng nửa năm
ở Nhật thì ông đã không còn muốn quay về Mỹ nữa, ông đề nghị được
giảng dậy tại Nhật, được chấp nhận và từ đó đến nay ông đã ở lại Nhật
suốt 25 năm.
Khi được hỏi về
lý do tại sao Nhật đã níu chân được ông. Ông đã kể lại: “Tôi không sinh
ra ở Mỹ nhưng tôi học trung học, đại học, thạc sỹ rồi tiến sỹ ở Mỹ. Tôi
đã quen với thứ văn hóa trọng tiền của họ. Sẽ không bao giờ bạn được
đối xử tốt nếu bạn nghèo hoặc bạn không có tiền boa cho họ, cái gì cũng
boa. Không có tiền boa, đừng mơ được đối xử tử tế.”
“Khi bạn đi
taxi, bạn phải boa. Thậm chí tài xế taxi còn cố tình đi lòng vòng để đòi
thêm tiền của khách. Khi xuống xe, nhân viên khách sạn ra bê đồ cho
bạn, tất nhiên rồi, đó là việc của họ. Nhưng khi xong thì bạn cũng phải
cho họ vài USD, nếu không họ sẽ thể hiện thái độ ngay lập tức. Và nếu
bạn ăn mặc không đẹp, không xài hàng hiệu, họ cũng chẳng coi bạn ra cái
gì.”
Và khi sang đến
Nhật, giáo sư Jay hoàn toàn choáng váng: “Từ sân bay cho đến khách sạn,
dù tôi trông không được đẹp, mặc quần jeans, áo phông lôi thôi nhưng ai
cũng lịch sự chăm sóc tôi từng tý một. Và khi tôi đưa tiền cho họ,
không bao giờ có ai nhận tiền của tôi.”
Việc đi taxi
trên đường phố Nhật cũng làm cho giáo sư Jay không khỏi ngạc nhiên.
Trong khi văn hóa tiền boa đã trở thành điều tất nhiên ở Mỹ thì ở Nhật,
không những lái xe không bao giờ lấy của ông một đồng tiền boa mà thậm
chí khi người đó đi sai đường, họ còn tự ngắt đồng hồ tính tiền để
khách không phải trả tiền cho lỗi của lái xe.
38 yên mà giáo sư nhận lại từ bưu điện |
Giáo sư Jay cũng
thấy rất hài lòng khi mà bất kỳ ở nơi nào khi ông sử dụng dịch vụ,
người ta cũng sẵn sàng cúi chào và cám ơn ông, dù giá trị món hàng của
ông có khi chỉ vài chục yên (chưa đến 20 nghìn đồng Việt Nam). Ông cảm
thấy mình được tôn trọng hết sức dù ở bất kỳ nơi đâu, điều mà ông chưa
từng được biết đến trong suốt mấy chục năm ở Mỹ trước đó.
Và theo ông chia
sẻ, cuộc sống bình yên không phải lo lắng về súng đạn, cách làm dịch
vụ tốt nhất thế giới tại Nhật là lý do khiến ông đã quyết định rời Mỹ
đến Nhật sống cách đây 25 năm. Đến hiện tại, ông khẳng định chưa một
giây phút nào ông thấy hối tiếc vì quyết định của mình.
Trong ảnh chính là số tiền 38 yên mà giáo sư nhận lại từ bưu điện
Trong ảnh chính là số tiền 38 yên mà giáo sư nhận lại từ bưu điện
Ngọc Thúy
No comments:
Post a Comment