“Ngày Quốc Hận 30-4”
Và Hậu Quả Tai Hại Của Cuộc “Giải Phóng”
Trần Nhật Kim
Sau 40 năm chiếm đoạt miền Nam và 70 năm gọi là Thống Nhất, một thời gian dài để người Việt hiểu rõ bản chất của chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam. Một thời gian dài quá đủ để người Việt trong và ngoài nước nhận diện chế độ nào mang lại lợi ích thiết thực cho toàn dân, cũng như đưa dân tộc tới phú cường. “Ngày Quốc Hận 30-4” trở thành thời điểm thúc đẩy Nhân Quyền tại Việt Nam. “Ngày Quốc Hận 30-4” cũng là thời điểm để chúng ta nhận định, so sánh hầu chọn lựa giữa hai thể chế: Tự Do Dân Chủ mang lại “Tôn trọng Nhân phẩm, no ấm” hay Cộng sản “Độc tài đàn áp, đói nghèo”.
Một câu hỏi đặt ra, với hiện trạng Việt Nam sau 40 năm
gọi là “Thống Nhất đất nước – Giải phóng dân tộc”, không còn tiếng súng từ Nam
ra Bắc: tại sao người dân vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo, vẫn không có một đời sống
ấm no hạnh phúc?
Trong chiến tranh Việt Nam, dù dưới bất cứ danh xưng
nào: “Giải phóng dân tộc” hay chiến tranh “Ý Thức hệ”, dù là bên “Thắng cuộc”
hay “Bị bức tử”, cũng chỉ là một cuộc chiến Người Việt giết Người Việt. Đảng CSVN đạt thắng lợi nhưng phần thảm bại
lại dành cho dân tộc Việt Nam. Một cuộc
chiến để lại nhiều đau thương, nhuộm đầy máu và nước mắt, nhưng tệ hại nhất là
đã chia rẽ và gây hận thù dân tộc, khởi đầu từ chính sách “Bài Phong – Đả Thực”
nối tiếp đến “Chống Mỹ cứu nước, Giải phóng dân tộc” và kết thúc bằng “Giải
phóng Miền Nam” ngày 30-4-1975. Một cuộc
chiến kéo dài trong 30 năm, hao tổn nhiều sinh mạng nhưng không mang đến kết
quả nào tốt đẹp cho dân tộc ngoại trừ đói nghèo và tụt hậu.
Nhìn sang các quốc gia có chung hoàn cảnh sau chiến
tranh, như Nhật Bản và Đại Hàn, họ chỉ cần một thời gian ngắn 20 năm, đã từ một
đất nước nghèo đói trở thành những con Rồng Á Châu, cả về hai phương diện, kinh
tế và văn hóa giáo dục. Người dân nước
họ được thế giới kính nể.
Ngay cả Campuchia, một quốc gia nhỏ bé có diện tích
181.035 Km2 với dân số 15.485.910 người, đã một thời bị CSVN khống chế, nhưng
tìm lại đời sống thực sự hòa bình từ năm 1999.
Campuchia ngày nay đã phát triển, GDP (PPP) là 49.960 Tỉ Mỹ kim. Theo Hiến pháp Campuchia năm 1993, Vương quốc
Campuchia theo thể chế Quân chủ Lập pháp.
Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa Lập pháp, Hành pháp và Tư
pháp. Người dân Campuchia đã đứng dậy,
đòi hỏi cuộc bầu cử phải được tiến hành một cách tự do và công bằng. Họ đã thành công.
Nền kinh tế Campuchia đang trên đà phát triển. Trong đó phải kể, gạo Campuchia đã đạt thương
hiệu là gạo ngon nhất thế giới, hiện diện tại các quốc gia Mỹ, Nhật và Châu Âu. Các xí nghiệp của Campuchia đã thỏa đáng công
ăn việc làm cho người dân, ngay cả việc thu nhận các công nhân đến từ Việt Nam. Campuchia đã
sản xuất xe hơi nhỏ. Trong khi Việt Nam là nước xuất cảng nhiều gạo, nhưng vẫn chưa có thương
hiệu nổi danh trên thương trường thế giới, ngoại trừ Châu Á và Châu Phi.
Sau ngày chia đôi đất nước vào năm 1954, miền Bắc
hưởng trọn tài sản của người dân bỏ nước xuất ngoại, hay của gần 1 triệu người
di cư vào Nam, chưa kể chính sách “Cải cách Ruộng đất” cũng như “Cải tạo Công
Thương nghiệp tư doanh”, tài sản không nhỏ của thành phần này đã nằm trong tay
đảng.
Để so sánh về mặt phát triển kinh tế của 10 quốc gia Á Châu vào thời điểm năm 1960, được xác nhận theo thứ tự
trong bảng xếp GDP tính bằng Mỹ kim như sau:
Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippine
(275$), Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam 223$), South Korea (155), Thailand (101$), Trung
quốc (92$), Ấn Độ (84$), Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (miền Bắc 73$).
Như vậy, VNCH (miền
Nam VN) đã ngang hàng với Phillipine, vượt qua South Korea, gấp 2 lần Thái
Lan, gấp 2,4 lần Trung quốc, gấp 2,7 lần Ấn Độ và gấp 3 lần VNDCCH (miền Bắc VN).
Cũng như Đại Hàn và Nhật Bản, VNCH chỉ cần 20 năm đã nổi danh là
“Hòn ngọc Viễn Đông”, cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa giáo dục, mặc dù trong thời
gian này, miền Nam luôn bị các lực lượng CS miền Bắc đánh phá.
Nhằm hỗ trợ kinh tế cho hai miền Nam-Bắc Việt Nam trong thời gian trên, ngân khoản viện trợ từ nước
ngoài được tính theo Mỹ kim cho mỗi đầu người như sau: (*)
- Theo tác giả Douglas C. Dacy, những dữ kiện về Viện trợ kinh tế dành cho VNCH trong
khoảng thời gian từ 1955-1975, ghi trong tác phẩm “Foreign Aid, war and economic development – South Vietnam 1955-1975”. Để so
sánh sự phát triển của hai miền Nam – Bắc Việt Nam, kể từ sau ngày chia đôi đất
nước vào ngày 20-7-1954, chúng ta nêu ra dữ kiện của một vài năm tiêu biểu cho
chương trình viện trợ này tính trên đầu người.
*Tại Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam):
Năm
1956: Mỗi người: 16,49 USD
Năm
1957: - 21,58 USD
Năm
1960: - 12,85 USD
Năm
1961: - 10,46 USD
Năm
1962: - 10,46 USD
Năm
1963: - 12,79 USD
………… ……….
Năm
1973: - 26,62 USD
Năm
1974: - 31,99 USD
Với ngân khỏan viện trợ eo hẹp này sau thời gian di
cư, chính quyền miền Nam phải lo định cư cho gần 1 triệu người cũng như xây
dựng cơ sở hạ tầng bao gồm tu sửa các trục lộ giao thông bị hư hại vì chiến
tranh, kiến thiết các xa lộ và ổn định đời sống người dân cũng như phát triển
các cơ sở văn hóa, giáo dục. VNCH đã xây dựng nhà máy giấy Cogido An Hảo ở Biên
Hòa vào năm1961, đáp ứng 40% nhu cầu trong nước. Hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng
xuất 13,2 triệu mét vải mỗi năm. Nhà máy
thủy tinh Khánh hội có năng xuất 15.000 tấn/năm. Hai nhà máy xi-măng Hà Tiên và Thủ Đức với
năng xuất 540.000 tấn/năm. Xây dựng đập
Thủy diện Đa Nhim và nhiều cơ sở khác…
Chính quyền và nhân dân miền Nam đã quyết tâm thực hiện nhiều công trình làm nền tảng
cho sự phát triển kinh tế sau này.
Tại miền Bắc, kể từ sau ngày chia đôi đất nước, nhân
lực hùng hậu của tuổi trẻ thay vì cung ứng nhu cầu phát triển kinh tế hầu nâng
cao đời sống người dân, đảng cộng sản đã thúc đẩy lực lượng này lao vào cuộc
chiến đánh chiếm miền Nam. Một cuộc
chiến đã giết hại hàng triệu người từ Bắc vào Nam:
*Về phía VNCH:
- Tử
trận và mất tích: 316.000 (Theo sử
gia R. J. Rummel)
- Bị
thương: 1.170.000
*Về phía VNDCCH:
- Tử
trận và mất tích: 1.100.000 (300.000
bộ đội còn mất tích)
- Bị
thương: 600.000
* Thường dân: (theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội)
- Tổn
thất nhân mạng: 4.000.000
- Mang
thương tật: 2.000.000
- Nhiễm
hóa chất: 2.000.000
Vì không có khả năng sản xuất, nên hầu hết các nhu cầu
hàng ngày cả về mặt quân sự lẫn đời sống của người dân, đã phải nhận viện trợ
từ các nước trong khối cộng sản nhất là Trung cộng. Một món nợ này phải trả sau khi chấm dứt
chiến tranh.
Những dữ kiện viện trợ tài chính từ nước ngoài cho nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của năm 2006
tính trên đầu người, theo trang mạng của “Asian Development Bank – www.adb.org” và báo cáo của Tòa Đại sứ Đức tại Hà Nội về năm 2006
được ghi nhận:
*Tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam):
Năm
2006: Mỗi người: 199,67 USD
(Ngân
khoản viện trợ tái chính năm 2006 gồm có:
-Viện trợ của các nước ngoài: 3,7 Tỷ USD
-Kiều hối: 4,7 Tỷ USD
-Xuất cảng dầu thô: 8,1 Tỷ USD
*Từ thời
điểm 2013, sự phát triển của các quốc gia trong vùng không đồng đều, chẳng hạn
Việt Nam ở mức độ 1.660 US$ trong lúc Singapore đang ở vị trí 50.889 US$. Theo tiên
đoán của IMF về sự phát triển GDP từ năm 2011 đế năm 2017, cũng xác định VIệt
Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp các quốc gia trong vùng, nếu vẫn tiếp tục tăng
trưởng với cường độ hiện tại. Chúng ta
nhận ra, cơ chế của một chính thể đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của
quốc gia đó.
Tại sao
Việt Nam không phát triển
Sau khi xâm chiếm miền Nam vào ngày 30-4-1975,
bằng bạo lực đảng đã chiếm đoạt tài sản của miền Nam, của công cũng như của tư nhân lên tới hàng trăm Tỷ
Mỹ kim. Qua các chính sách: cải tạo -
đổi tiền - đánh tư sản - chiếm đoạt tài sản trong ngân hàng… để cào bằng miền Nam, một hình thức cướp
ngày, đã làm kinh tế miền Nam cạn kiệt.
Với tài sản khổng lồ chiếm được của miền Nam, thay vì để xây dựng kiến
thiết đất nước tiến lên sau chiến tranh, đã chui vào túi các quan tham trong
đảng, khiến đảng trở lên giầu nhưng người dân thì nghèo. Đảng CS áp dụng chính sách “Bóp cổ, Túm dạ
dầy” để không chế người dân.
Sau ngày mở cửa, nguồn tiền không hoàn trả từ cộng
đồng người Việt hải ngoại gửi về hàng năm giúp thân nhân, đã thay đổi nếp sống
người dân trong nước và vực dậy một quốc gia đang bên bờ vực thẳm. Theo thống kê, tính từ ngày mở cửa tới năm
2013, kiều hối chuyển về Việt Nam lên tới 84 Tỷ Mỹ kim, không kể ngân khoản
người Việt về thăm quê mang theo có thể lên gấp 2, 3 lần số kiều hối kể trên,
một ngân khoản không kê khai trên giấy.
Riêng năm 2014, số kiều hối đạt mức 12 Tỷ Mỹ kim.
Nhìn vào những dữ kiện viện trợ tài chánh nêu trên của
VNDCCH (sau này là XHCN), ngân khoản này ngày một gia tăng. Nhưng tại sao Việt Nam vẫn tụt hậu, và đời sống kinh tế của người dân không
được đảm bảo. Có phải do thể chế chính
trị hay nhân sự điều hành, hay cả hai?
Chúng ta tìm ra câu trả lời của một phần câu hỏi trên
qua lời tường trình ngày 13-12 của ông Tổng Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong
Tranh, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ Trưởng trả lời”. Theo đó, “trong năm 2015, sau 40.000 cuộc thanh tra
các cấp, ngành Thanh tra chính phủ đã phát hiện sai phạm làm thất thoát 212.000
tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD).
Tổng thanh tra chính phủ chỉ đưa ra con số thất thoát
trên chiếm khoảng 1/10 GDP của cả nước (120 tỷ USD), nhưng không nói rõ thành
phần nào trong chính phủ đã gây ra tình trạng này.
Để sát với thực tế, Sử gia Dương Trung Quốc, nguyên
Đại biểu quốc hội khóa X, XI, đã đưa ra con số chứng tỏ một trong những lý do
khiến đất nước ta ngày càng nghèo, khi so sánh về dân số, diện tích và số nhân
viên công chức của hai quốc gia - Hoa Kỳ và Việt Nam:
-
Hoa Kỳ: dân số: 320 triệu người, diện tích: 9.826.630 Km2, công chức: 2.1 triệu người.
-
Việt Nam: dân số: 90 triệu người, diện tích: 331.210 Km2, công chức: 2.8 triệu người.
Theo các con số trên, Hoa Kỳ có diện tích lớn hơn Việt
Nam gần 30 lần, dân số lớn gấp gần 4 lần, nhưng số công chức điều hành của Hoa
Kỳ chỉ bằng ¾ Việt Nam. Điều này cũng
chứng tỏ: 160 người dân Hoa Kỳ nuôi một công chức, trong khi tại Việt Nam 40 người dân phải nuôi một công chức. Điều này đã được ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó
Thủ tướng ghi nhận: “30% công chức Việt Nam chỉ hưởng lương mà không làm việc”. Một đất nước có 22 Bộ nhưng có đến 135 Thứ
trưởng, mà thực chất, bộ máy hành chính lớn nhưng không mang lại kết quả hữu
dụng nào.
Một điều tệ hại hơn nữa khiến Việt Nam ngày càng tụt hậu, là ngoài bộ máy Nhà Nước có thêm bộ máy Đảng mà nhân số phục vụ ngày một phình
lớn, cũng hưởng lương từ ngân sách quốc gia.
Ngoài ra, cần phải nhắc tới hệ thống móc ngoặc chằng
chịt, mua quan bán chức, bao thư xuất hiện tại bất cứ nơi nào ngay cả tại bệnh
viện, “thủ tục đầu tiên” đã trở thành một điều không thể thiếu trong sinh hoạt
hàng ngày giữa dân và chính quyền. Bệnh
nhân nghèo nằm la liệt tại hành lang bệnh viện chờ chết vì không có bao
thư. Hoặc giả có tiền cũng 2,3 người
chung một chiếc giường nhỏ hay trải chiếu nằm trên nền nhà, ngay cả dưới gầm
giường, trong lúc tượng đài Hồ Chí Minh, giá hàng tỷ đồng được đua nhau xây
dựng khắp nơi. Một công trình mà các
quan vừa được tiếng mà có miếng.
Thực phẩm độc hại tự do nhập vào miền Bắc qua cửa khẩu
Lạng Sơn. Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc xe
tải chở loại hàng độc hại này vào miền Bắc Việt Nam trước khi phân phối đi các tỉnh. Những thực phẩm chờ phân hủy như heo chết, gà
chết…cũng được các con buôn móc ngoặc nhập vào Việt Nam, sau khi tẩy rửa bằng hóa chất đã trở thành thực phẩm
tươi tốt. Mầm mống bệnh ung thư từ người
già đến trẻ nhỏ gia tăng, khiến “bệnh viện ung bướu” không còn chỗ chứa. Chợ bán hóa chất mang danh “Thần chết” đang
có mặt tại nhiều thành phố. TP. Hồ Chí
Minh có chợ Kim Biên với đầy đủ mặt hàng hóa chất độc hại. Đảng và Nhà nước CS Hà Nội biết rõ điều đó
nhưng vẫn làm ngơ vì có “bao thư”, nhất là họ không xử dụng những thứ độc hại
chết người này vì có dư tiền mua hàng nhập cảng, nên “sống chết mặc bay - tiền
thầy bỏ túi”. Đảng CS Hà Nội biết rõ
tương lai dân tộc Việt sẽ đi về đâu, vẫn che mắt bịt tai.
Nạn trộm cướp gia tăng khắp nơi khiến người dân không
cảm thấy an toàn mỗi khi ra đường. Nhiều
cảnh cướp giật gây tai nạn chết người xẩy ra trước mắt. Cảnh sát giao thông đứng nhìn vì còn dành thì
giờ kiếm mối vì “thủ tục đầu tiên” đang hoành hành tại đất nước này. Đảng và “Nhà nước CS” phải biết rõ điều này
nhưng vẫn không có hành động thiết thực nào để ngăn chặn, khiến du khách nhiều
lần đưa tệ nạn này lên mặt báo trên thế giới.
Tệ nạn “buôn người” từ Bắc vào Nam ngày một gia tăng
qua ngả hôn nhân “lấy chồng ngoại quốc” hay “xuất khẩu lao động”. Phụ nữ Việt Nam trở thành món hàng rao bán tại nhiều nước Á Châu với
giá rẻ mạt. Người phụ nữ Việt biết như
thế nhưng vẫn phải làm, vì đó là một lối thoát duy nhất cho bản thân và gia
đình trước cảnh đói nghèo. Ngay như
Nguyễn Minh Triết, khi tới Hoa Kỳ vào cuối tháng 6/2007, đã mời gọi các nhà đầu
tư Hoa Kỳ tới Việt Nam, vì đất nước của ông có nhiều gái đẹp. Với hành động sỉ nhục phụ nữ này, khiến Triết
dù mang danh Chủ tịch nước CHXHCNVN, đã trở thành kẻ rao hàng tệ hại nhất. Như tin tức loan tải, một số phụ nữ Việt Nam khỏe mạnh đã trở thành “món hàng” cung cấp nội tạng
tại Trung quốc. CS Hà Nội biết điều này
nhưng vẫn làm ngơ, mặc dù công an có mặt tại các hang cùng ngõ hẹp.
Các cuộc biểu tình chống lại đám cán bộ cướp đoạt tài
sản, ruộng vườn của ngưới dân nghèo từ Bắc vào Nam đã bị chính quyền CS đàn áp tàn nhẫn. Ngay cả các cuộc biểu tình của người dân yêu
nước chống lại hành động Trung quốc chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam, cũng bị công an đánh đập. Người dân Việt trong và ngoài nước đã bất mãn
về hành động của CS Hà Nội và nhận ra tập đoàn này chỉ là một loại Thái thú của
Trung quốc. Để hợp thức hóa các hành
động đàn áp của đám công an, Thông tư 01/2016 của Bộ Công an Việt Nam
cho phép cảnh sát giao thông ‘trưng dụng các phương tiện tham gia lưu thông’ từ
ngày 15-2. Quy định này đã vi phạm và
bất chấp quyền lợi của người dân đã ghi trong Hiến pháp.
Tôn giáo cũng chung cảnh ngộ, giáo dân bị đàn áp, đánh
đập ngay cả vào ngày lễ hội. Trước hành
động này, ngày 30-4-2015, Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc tế (USCIRF) tại Hoa Thịnh
Đốn đã kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần
quan tâm đặc biệt (CPC).
Trước tình trạng đàn áp vi phạm Nhân quyền tại Việt
Nam , Dân biểu Alan Lowenthal đã cùng với 34 vị Dân biểu Hoa Kỳ, gửi thư tới
Tổng Thống Obama, kêu gọi Ông đặt Nhân quyền thành một vấn đề ưu tiên hàng đầu
trong nghị trình cuộc họp Thượng đỉnh giữa Mỹ và 10 nước Á Châu tại California,
Hoa Kỳ.
Tuổi
trẻ Việt Nam hôm nay
Trước hành động đàn
áp người biểu tình từ Bắc vào Nam, phản đối Trung quốc lấn chiếm hải đảo Hoàng
Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam,
tuổi trẻ yêu nước đã nhận ra bản chất tay sai của chế độ Hà Nội. Đối với họ, CS thường rêu rao ngày 30-4-1975 là ngày đại thắng, nhưng thực chất chỉ là một vết
nhơ, phản bội lịch sử và giống nòi.
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đang nối gót những người đi
trước, những người đã và đang bị cầm tù, bạc đãi trong nhà tù của đảng
CSVN. Những người đã đấu tranh ôn hòa vì
an nguy của dân tộc, vì quyền sống của con người như: LM. Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh
Duy Thức, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Đài,
Lê Thị Công Nhân, Hùynh Thục Vi, Việt Khang…
Ngày 12-4-2015, anh Nguyễn Viết Dũng, biệt danh Dũng
Phi Hổ (sinh ngày 19-6-1986) đã bị công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bắt giữ. Khi bị bắt anh Dũng đang mặc quân phục Việt
Nam Cộng Hòa, cùng các bạn tuần hành phản đối dự án chặt 6.700 cây xanh lâu đời
của thành phố Hà Nội. Đây không phải lần
đầu tiên anh bị bắt giữ, vì trước đây anh đã treo lá “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” trước
nhà tại Nghệ An. Anh Dũng ra tù ngày 13-4-2016 sau 12 tháng tù giam. Khi ra tù anh
vẫn mang phù hiệu Cờ Vàng trên ngực áo với hai chữ “Sát Cộng” xâm trên cánh
tay.
tù cải tạo miền Nam, đối với người tỵ nạn CS trên thế giới, chữ “sát cộng” đã in đậm trong con tim của họ. Dân tộc Việt chỉ có thể hòa giải, sống trong hòa bình khi không còn chế độ công sản.
Một hình ảnh đáng phục khác được nêu danh, anh Huỳnh
Ngọc Thiên Tường, sinh ngày 22-12-1981, hiện làm việc và sống tại TP.HCM, đã
bầy tỏ quan điểm của anh về đảng CSVN.
Nột tập đoàn gây ra tội ác với những tệ nạn xã hội như tham nhũng cửa
quyền, nhất là tình trạng an ninh ngày càng trở lên tệ hại… Anh cho rằng đảng
CSVN và nhà nước XHCNVN đã hiện nguyên hình là một “tập đoàn cướp” sau ngày 30-4-1975.
Lòng yêu chuộng vẻ đẹp và đầy ý nghĩa của lá Cờ Vàng
đã xuất hiện trên tà áo dài
trong ngày cưới của anh chị Phạm Thanh Nghiên (4 năm tù) và Huỳnh Anh Tú (14 năm tù). Cuộc hôn nhân diễn ra tại Sài Gòn ngày 17-4-2016 đã thể hiện tình yêu thương sau 18 năm tù chung dưới chế độ CS độc tài, được điểm tô thêm do nhiệt tâm đấu tranh vì dân tộc. Trong thành phần khách mời có 30 tù nhân Lương Tâm, mà con số năm tù cộng chung đã đạt tới 200 năm.
trong ngày cưới của anh chị Phạm Thanh Nghiên (4 năm tù) và Huỳnh Anh Tú (14 năm tù). Cuộc hôn nhân diễn ra tại Sài Gòn ngày 17-4-2016 đã thể hiện tình yêu thương sau 18 năm tù chung dưới chế độ CS độc tài, được điểm tô thêm do nhiệt tâm đấu tranh vì dân tộc. Trong thành phần khách mời có 30 tù nhân Lương Tâm, mà con số năm tù cộng chung đã đạt tới 200 năm.
*
Dù dưới bất cứ mỹ từ nào mà đảng CSVN đưa ra để biện
minh cho hành động “Giải phóng Miền Nam) ngày 30-4-1975,
thực chất vẫn chỉ là hành động diệt chủng.
Ngày Quốc Hận 30-4 đã khơi dậy niềm đau của cả dân
tộc, một vết thương không thể lành khi còn tập đoàn cộng sản độc tài đảng trị,
cũng là thời điểm thúc đẩy ý chí đấu tranh cho quyền sống của người dân
Việt. Sau ngày 30-4-1975, tuổi trẻ Việt
Nam đã nhận ra hành động phản bội dân tộc của đảng CSVN,
một tập đoàn mang thân phận tôi đòi cho kẻ thù phương Bắc.
Những tấm gương oanh liệt của người dân Ba Lan đã
thành công khi họ quyết tâm từ bỏ chế độ CS độc tài để xây dựng dân chủ. Chính nhờ sự quyết tâm dứt bỏ chủ nghĩa cộng
sản, đã đưa đất nước Ba Lan bước vào thời kỳ hưng thịnh và phú cường, sau nhiều
thập niên dưới ách cộng sản. Người dân
Campuchia đã đẩy những ám ảnh chết chóc của một thời diệt chủng vào dĩ vãng để
hướng tới tương lai, khởi đầu một nền dân chủ, mặc dù nền dân chủ còn non trẻ
và cần toàn dân góp bàn tay xây dựng.
Sau ngày 30-4-75, đất
nước chúng ta mất dần biển đảo, do tập đoàn CS cầm quyền vì quyền lợi cá nhân
đã nhượng bán cho kẻ thù Trung cộng.
Dưới chế độ cộng sản, chẳng còn bao lâu nữa đất nước chúng ta sẽ rơi vào
vòng nô lệ. Sự thịnh suy của Nước Việt
là trách nhiệm của toàn dân Việt trong và ngoài nước, không thể trông đợi vào
ngoại bang khi chúng ta không có hành động quyết tâm diệt trừ cộng sản.
Tuổi trẻ Việt Nam đã nhìn rõ mối an nguy của dân tộc trước họa ngoại
xâm. Chỉ có lòng quyết tâm vì dân tộc
mới đưa đất nước thoát khỏi ách nô lệ, mới đưa quốc gia tới thịnh vượng phú
cường.
Hãy
đứng lên tuổi trẻ
Việt Nam ơi! Để Đất Nước Thoát Vòng Nô Lệ - Để Dân Tộc
Tránh Được Họa Diệt Vong.
Tháng 4-2016
No comments:
Post a Comment