Bữa tiệc Tết xuân Canh Tý (1874) tiêu tốn gần 400 lượng vàng. Trong
nhiều món ăn, có 7 món độc đáo Từ Hy Thái Hậu dùng để chiêu đãi quan
khách khiến không ít người rùng mình ghê sợ.
Thái thú Lý Hồng Chương được giao sứ
mệnh gặp gỡ các sứ thần Tây phương. Mở đầu cho mối giao hảo này, một yến
tiệc linh đình nhất đời Thanh được tổ chức vào Tết Nguyên đán năm 1874
với sự tham gia của các sứ thần nước ngoài tại Duy An Cung.
Thực khách gồm 400 người, thực đơn có
140 món, tiệc khai đúng 12 giờ đêm giao thừa năm 1874, kéo dài cho đến
giờ Tý đêm mồng 7 tết. Chi phí bữa đại tiệc hết 98 triệu hoa viên Trung
Quốc, tương đương 374 ngàn lượng vàng, được chuẩn bị trước 11 tháng 6
ngày, cần đến 1750 người phục dịch. Ngay từ rằm tháng 2 năm Quý Dậu
(1873), mỗi tỉnh Trung Quốc được lệnh cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về
kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng hội ý, các đầu bếp đã
thống nhất một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt.
Trong 7 ngày đêm yến tiệc ấy, mỗi ngày chỉ dùng 1 món.
Quan khách nhận được thiệp mời từ 23
tháng Chạp năm Quý Dậu (1873), gồm 212 vị trong phái đoàn 8 nước liên
minh nước ngoài cùng 188 công thần được tuyển chọn của triều Thanh.
Đêm 30 Tết, tất cả khách mời tề tựu tại
Duy An Cung, cùng lúc ấy, Từ Hy Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở Tôn Long Miếu.
Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang lên là hồi khánh ngọc báo tin
Thái Hậu xuất cung.
Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về
long kiệu - nơi Tây Thái Hậu ngự - do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Lý Hồng
Chương khom mình tới vén rèm long kiệu. Thái Hậu Từ Hy khẽ lách mình ra,
gật chào quan khách.
Thái Hậu rực rỡ trong chiếc áo bào đỏ,
có thêu rồng vàng uốn khúc, đầu đội mũ bình thiên, đến chỗ ngồi, phẩy
nhẹ phất trần mời quan khách an tọa. Ba hồi chiêng trống vang lên, thay
mặt triều đình nhà Thanh, thái thú Lý Hồng Chương phát biểu ý kiến về ý
nghĩa buổi tiệc nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa nhà Thanh với các nước
phương Tây. Thay mặt 8 nước, sứ thần nước Anh đáp từ. Ba tiếng ngọc
khánh báo hiệu đại yến bắt đầu. Quan khách ngồi cách nhau khoảng thước
tây. Sau lưng mỗi người có 2 nô tỳ nam và nữ phục dịch và món ăn thứ nhất được dọn lên.
Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Dùng đúng 5 món, thực khách được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng
tiêu thực. Rượu đãi khách cũng là rượu đại bổ. Nhà bếp dọn lên mỗi ngày
20 món, trong đó có một món đặc biệt nhất. Tiệc kéo dài 7 hôm phải có 7
món vô cùng đặc biệt đặc biệt trong tổng số 140 món. Cứ mỗi lần dùng
một món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng
tay xướng tên món ăn.
Bảy món đặc biệt của Từ Hy:
Sâm Thử (chuột sâm)
Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng
sâm. Theo đó, chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm
thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con
đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới,
nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ
ba, chuột mới thực là "Thập Toàn Ðại Bổ".
Ăn chuột bao tử như thế có nghĩa là ăn
tất cả cái tinh hoa, bén ngậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất
cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận
của cây sâm - vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ
chí kim trong trời đất.
Nguyên đại sứ Tây Ban Nha thuật lại, đến
món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi
quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc
trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa
quậy - nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế
chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì... nhất
định phải... "trả lại" hết những món gì đã ăn trước đó.
Mọi người nhìn nhau. Tây Thái Hậu cầm
nĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con
chuột kêu chít chít, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra. Hoàng đế
Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú
ăn tuyệt diệu ấy, thấm nhuần trí óc và cơ thể. Ngài nói: - Mời chư vị.
Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ ngồi
trơ ra mà nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười rồi nói đùa: "Tôi tiếc không thấm
nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các ngài. Nhưng riêng về cái ăn thì
tôi thấy quả các ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon, là bổ. Về
món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Ðông".
Không một ông nào trả lời, bởi họ không
biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Họ chắc chắn là
chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu,
cầu kỳ đến thế bao giờ. Ðại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại để thưởng thức
món ăn này nhưng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chít
chít, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn chưa
hết sợ.
Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy
vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy quả
là "Chậm tiến" và mấy ông già còn cho biết thêm rằng chuột thường nuôi
bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi
bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa...
Não Hầu (óc khỉ)
Vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Ðông
có một rừng lê gọi là ngọc căn lê. Trái lê trị được các bệnh nhiệt uất,
can thận và ho khinh niên.
Rừng lê có rất nhiều khỉ, chúng ăn hết
cả trái. Nhờ ăn ngọc căn lê nên thịt khỉ nơi đây rất thơm ngon, lại chữa
được bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại.
Về dược tính, óc khỉ quí hơn thịt gấp
bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng lê nhưng không có kết
quả, bởi giống khỉ nơi đây đầu có ba xoáy, tinh khôn, né tránh người và
bẫy rập một cách tài tình.
Tây Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho
được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng
110 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không đáp ứng đủ nên
về sau Từ Hy phải giảm xuống còn 80.
Năm thực khách dùng một con. Khỉ mang về
được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội
sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép
vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu
con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được.
Trước khi bắt đầu món ăn này, bầy khỉ
được tắm rửa lần chót, xịt nước hoa thơm ngát và cho uống một loại thuốc
để tất cả năng lực, tinh túy của con vật tập trung lên não bộ, óc khỉ
vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ dưỡng bội phần.
Muốn cho các quan khách Tây phương bớt
thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít
nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều cho các chú khỉ vận triều phục, đội
mão, vẽ mặt, mang râu, giống như một đại quan của triều đình, trên cổ
đeo một tấm bản nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sinh
tiền. Những con khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc... khả ố
nhất, gian ác nhất, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như Tần Cối, Bí
Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ... phải chịu
chết để đền tội với đất nước, với nhân dân.
Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thái Hậu
trổi lên để báo hiệu đến món não hầu thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái
lồng chứa khỉ cho năm thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão
một tay dùng búa bằng ngà nhỏ giáng cuống đầu khỉ. Ðộng tác này đã được
tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhất là đủ đưa con
khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị
sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như: "Mao Diên Thọ đã thụ
hình" hay "Tần Cối đã đền xong tội phản thần..."
Ðoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm
lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vừa
đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc khỉ. Não hầu được xối lên bằng nước
sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc khỉ ra
ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và những mảnh sọ bể để
khách dễ dàng hành động.
Tượng Tinh (tinh khí của voi)
Trước hết chọn những tổ yến thật to và
tốt lấy được từ các hải đảo ngoài khơi biển Nam hải, tẩy rửa cẩn thận
rồi nấu trong nước thang nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Ðại Hàn.
Lại hòa chung với nước lê Vân Nam - Tuyết Hồng Lê - và bột Kiết Châu
Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung
cho thật chín và chắc.
Tượng tinh là các nài voi đã lấy sẵn.
Khi con voi làm bằng tổ yến được mang từ lò ra, đầu bếp sẽ khoét lưng
voi một lỗ trống vừa đủ nhét vào một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc
phơi khô. Tượng tinh được cho vào cái bong bóng cá (đã được ngâm thuốc
bắc phơi khô) và con voi được đem đi chưng cách thủy. Lúc thưởng thức
món này, thực khách dùng một chiếc kim vàng thọc vô bụng voi để chất
nước nhờn chảy vào chén bạc rồi uống.
Sâm thử và tượng tinh bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng, tỳ vị thêm mạnh mẽ lại trị dứt các chứng nhức mỏi và làm mắt sáng thêm ra.
Trư Vương (giống heo quí báu)
Giống heo này thịt thơm ngon và rất bổ
dưỡng, ở vùng Phúc Châu nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc
quanh khu vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận. Củ này tên gọi Tích Vân
Lang, chỉ sống tại địa phương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc
cách nào chúng cũng chết.
Thanh triều mang về 60 con heo, 20 con
đực và 40 con cái, cho ăn toàn thức ăn đại bổ, uống toàn nước sâm. Heo
mặc tình giao hợp rồi sinh đẻ, lớp heo mới ngày càng tinh khiết, tinh
túy của sâm nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy hai tháng, gọi là heo
sữa.
Năm ngày trước đại tiệc, đầu bếp chọn
100 chú heo sữa thật béo tốt, không chọc tiết cũng không nhúng nước sôi
để cạo lông mà đập chết rồi thui cho cháy lông. Bỏ hết ruột gan tỳ phế
thận, thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân
quí trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy. Lúc đem ra thết đãi
thịt heo thơm ngon vô cùng. Xương lại mềm rục. Nhiều thực khách ưa thích
món heo này vô cùng, họ nhắc nhở mãi về sau này trong các hồi ký, ký
sự.
Phương Chi Thảo (cỏ Phương Chi)
Tương truyền Hoàng Ðế Khang Hy nhà Thanh
khi còn sinh tiền rất háo sắc nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy
nên dù có hàng trăm phi tần vua vẫn khỏe mạnh do tự bồi dưỡng cường lực
bằng dược chất. Nhưng lúc tuổi già vua mắc phải chứng bệnh khan háo
trong ngũ tạng mà tự mình không chữa được, bao nhiêu nhự y đại tài của
triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân
gian.
Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi
móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng
màu đỏ tía, ngọn lại trắng. Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời
đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc
biệt là cỏ này chỉ mọc trên một tản đá duy nhất, cao và chiênh vênh. Chỉ
vào năm nhuần cỏ mới mọc và mọc một lần duy nhất nhân dịp Trung Thu,
sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập
tức bị khô héo.
Việc hái cỏ cũng rất công phu. Dắt theo
một con ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đếi khi mặt trời
mới mọc đem ngựa tới phiến đá cho an cỏ. Ngựa vừa ăn cỏ xong phải tức
thì chém rụng đầu ngựa rồi mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi
khô.
Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát
mẻ đồng thời trị tuyệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc
do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu
rồng). Thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả
tháng sau không khát nước cũng không mệt.
Sơn Dương Trùng (dê núi và dòi)
Tây Thái Hậu xuống chiếu đòi các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho được một cặp sơn dương thật lớn.
Sau gần một tháng băng núi trèo đèo ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn bắt được ba cặp dê rừng, trong số ấy ba con cái đều đang mang thai, được Tây Thái Hậu thưởng cho 50 lạng vàng mỗi con.
Dê rừng sau đó được thả trong một khu
vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có dược chất bổ dưỡng gan
thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây. Cỏ này tên là
"đông trùng hạ thảo", bởi mùa hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa đông thì
trong cỏ sinh ra một loại sâu ăn rất bổ. Bầy dê núi ăn cỏ quí có dược
tính cùng với cỏ non, lá cây thuốc... nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.
Ðầu bếp làm thịt 14 con dê núi tuổi chưa
quá hai tháng, cạo lông, loại tim gan phèo phổi rồi cho mỗi con vào một
thùng gỗ ngâm với rượu quí và nước gừng trong một ngày. Ngày thứ hai
mang những chú sơn dương ra rồi ngâm chúng trong sữa tươi và nước sâm
nhung. Ngày thứ ba dùng dùi vàng xuyên thủng qua gương sen và cuống hoa
quỳ trắng (Phan bạch quỳ - hoa sen trắng của Ðại Hàn thường nở vào mùa
đông) để cắm hoa vào mình sơn dương. Tiếp tục ngâm như vậy đến ngày thứ
10 thì trong các đóa hoa tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng
nõn.
Ðầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng, trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài.
Trứng Công
Thế gian có câu "nem công, chả phụng" để
chỉ hai món ăn thuộc hàng trân vị. Nem công dù hiếm quí những vẫn còn
tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng công, bởi thứ nhất loài công làm
tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo, khó
tìm ra được. Thứ hai là dù có tìm ra được chỗ công đang ấp trứng thì
cũng không dễ gì đến gần ổ vì công rất hung dữ, chống cự kịch liệt và
cuối cùng nếu thấy không bảo vệ được ổ trứng thì chúng đập bể nát hết
chứ không để lọt vào tay ai.
Tây Thái Hậu sai người đi lấy trứng công
nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay có một vị tướng
quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng ông có người anh bà con ở Tứ
Xuyên nuôi được bầy khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, huấn luyện thuần
thục, nghe được tiếng người, chuyên đi hái trà cùng với các dược thảo
hiếm hoi, quí giá ở những vùng rừng núi xa xôi và hiểm trở. Ông tin rằng
nếu tập luyện cho lũ khỉ chúng có thể lấy được trứng công.
Tây Thái Hậu nghe xong trong lòng hoan
hỉ, truyền đem 1000 lạng vàng ròng cùng với 100 tấm gấm vóc Bạch cầu
thượng hạng ban tặng cho viên tướng nọ làm lộ phí đi Tứ Xuyên lo việc
kiếm trứng công, nếu xong việc sẽ thưởng thêm mỗi trứng 10 lạng vàng
nữa.
Viên tướng nọ lãnh mệnh ra đi, cùng
người anh bà con huấn luyện đoàn khỉ. Họ thành công, lấy được 500 trứng
công, nhưng thiệt hại khá lớn, bầy khỉ bị công mổ chết hết một phần ba.
No comments:
Post a Comment