LỜI GIỚI THIỆU
CỦA CỰU ĐẠI TÁ
NGUYỄN CAO QUYỀN
ĐỌC “CUỘC CHIẾN
CHƯA TÀN của TRẦN NHẬT KIM
Mùa Thu năm ngoái (1997) anh Trần Nhật
Kim có đưa bản thảo tác phẩm đầu tay của anh tựa đề “ Cuộc chiến chưa tàn” cho
ba người đọc để giúp anh ý kiến có nên phổ biến ra ngoài quần chúng hay
không. Người thứ nhất là anh Hồ Văn Ðồng,
một bạn tù của anh tại trại Phan Ðăng Lưu, người thứ hai là Linh mục Nguyễn Hữu
Lễ quen biết anh từ thời kỳ ở trại Quyết Tiến và người thứ ba là cá nhân tôi,
người đồng cảnh với anh trong nhiều năm dài vất vả tại trại tù Thanh Cẩm.
Sau khi đọc xong, cả ba người chúng
tôi, mặc dầu không có điều kiện để hội ý với nhau, đã đồng thanh khuyến khích
và đề nghị anh nên xuất bản tác phẩm mà anh đã dầy công tạo dựng bằng tất cả trái tim và khối óc qua những năm
dài ấp ủ. Kết quả là ngày hôm nay quyển
ký sự này được ra mắt mọi người trong khung cảnh thân hữu, đầy không khí gia
đình và chan hòa hòa những ánh mát thân thương và thông cảm.
Quyển sách, được trình bầy đơn sơ và
trang nhã như chính cuộc đời của tác giả, bao gồm 18 tiểu đoạn trải dài trên
278 trang giấy nhỏ. Mỗi tiểu đoạn có một
một tên và phần đông mỗi tên tượng trưng cho một “quá trình cải tạo”, hay nói
cho đúng hơn, một đoạn đường tù đầy khổ ải mà tác giả, cũng như hàng trăm ngàn
người khác, đã phải đắng cay chịu đựng trong những năm tháng đẹp nhất của đời
mình. Toàn bộ quyển ký sự là một cuốn
phim thương tâm và bi đát nói lên những thảm trạng ngoài sức tưởng tượng của
con người nhưng lại chính do con người bắt con người phải gánh chịu. Về một phương diện khác, quyển sách đồng thời
cũng là một bản cáo trạng nghiêm khắc
nêu rõ tội ác của cộng sản Việt Nam để cho nhân loại và những thế hệ mai sau
phê phán và xét xử.
I-NỘI
DUNG TÁC PHẨM
Ði sâu vào nội dung của tác phẩm, ta
thấy hai tiểu đoạn đầu như những đoạn phim mời xem trước để đưa độc giả vào cái
không khí và khung cảnh hãi hùng của môi trường “cải tạo” đầy dẫy những cay đắng
đọa đầy, những máu và nước mắt, những chết chóc và đau thương mà cao điểm là sự
vĩnh viễn ra đi của dân biểu Ðặng Văn Tiếp. Thiếu tá không quân Ðặng Văn Tiếp đã bị bọn
cai ngục cộng sản và bọn ăng ten Việt gian đánh chết tại trại tù Thanh Cẩm sau
khi kế hoạch trốn trại của ông bị bại lộ.
Cùng trốn và cùng bị bắt lại với ông có Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Ðại tá Trịnh
Tiếu, tỉnh trưởng ban Mê Thuột, Giáo sư Nguyễn
Sĩ Thuyên và anh Lâm Thành Văn. Tất cả đều bị đánh đập thập tử nhất
sinh. Anh Lâm Thành Văn cuối cùng cũng
qua đời trong nhà kỷ kuật sau một tuần lễ bị bỏ đói.
Tiếp theo là tiểu đoạn có cái tên thật
ngọt ngào “Mội lời cho em”, mô tả
giai đoạn khởi đầu của cuộc hành trình vất vả mà tác giả đã phải thu hết can đảm
để khắc phục những cơn đau cắt ruột.
Trong tiểu đoạn này Trần Nhật Kim tả lại cái đêm kinh hoàng khi anh bị
công an cộng sản bố trí và dình dập ở nhà để bắt anh khi anh từ ngoài phố trở về
với gia đình trong lúc trời sẩm tối. Ðoạn
này anh đã viết với một văn phong truyền cảm lạ thường. Tôi để ý và thấy rằng văn phong này anh đã
duy trì và khai dụng một cách tuyệt diệu trong suốt chiều dài của cuối tự chuyện
mang giá trị ký sự nghệ thuật thật vững vàng.
Qúy vị hãy nghe tôi trích dẫn những giòng chữ
làm ứa lệ khi anh bị bọn âm binh cộng sản áp tải ra khỏi tổ ấm gia đình: “Vợ anh bật khóc lớn. . . Tiếng khóc pha lẫn
tiếng nấc nghẹn như tất cả đều sụp đổ. . . Anh đi tới bên vợ, nhưng tên công an
giữ anh lại. Chúng ngăn cấm hành động
yêu thương này vì trong đời sống của chúng tình yêu thương không cần thiết. Anh
nói với nàng: Em giữ sức khỏe, đừng lo lắng cho anh nhiều quá.” (trang 18
và 19). Ðó là nhửng lời chan chứa tình
yêu thương chồng vợ của đạo lý cổ truyền làm mủi lòng người trong những hoàn cảnh
biệt ly ngăn cách.
Tuy nhiên nước mắt
và những lời từ biệt đầy thương cảm đó đã không ảnh hưởng gì tới trí tim hận
thù giai cấp của những tên công an cộng sản mất hết tính người. Chúng kéo anh đi, để lại vợ con anh mắt nhòa
huyết lệ. Thật ra những câu văn tôi vừa
trích dẫn rất ư là mộc mạc chân thành, nhưng giá trị của nó là ở chỗ khi đem lồng
vào một khung cảnh thương tâm bi đát, đã tỏa ra một sức truyền cảm thấm thía lạ
thường.
Lần vợ con anh đến
thăm tại trại Gia-Rai Long-Khánh cũng vậy.
Anh viết: “Bước vào nhà thăm nuôi.
. . Anh ôm các con vào lòng như muốn tận hưởng, chia xẻ tình yêu thương đã thiếu
vắng từ lâu. Anh quay sang nắm tay vợ, bàn tay nàng chai
nhám, cánh tay khẳng khiu. Nhìn các con
anh thầm cảm ơn vợ, nàng đã hy sinh cho chúng thật nhiều”. Ai có ở trong hoàncảnh này mới thấy những
giây phút đó là những giây phút thiêng liêng và hạnh phúc nhất đời, những giây
phút mình muốn kéo dài vô tận. Kim đang
mải mê trong những giây phút đoàn tụ hiếm hoi đó chưa được bao lâu thì tên công an cộng sản ác độc đã lên
tiếng hối anh vào trại. Cảnh tượng chia
ly đầy thương cảm một lần nữa lại xẩy ra và được anh ghi lại như sau: “Anh tách khỏi gia đình … Nhìn lại thấy vợ
đang khóc, nắm chặt chiếc khăn tay che miệng như cố giữ để khỏi bật thành tiếng
nấc. Các con anh ngơ ngác khóc
theo. Ðứa con nhỏ bỗng vuột khỏi tay mẹ,
đuổi theo anh phía sau, miệng gào lên đòi bố.
Anh đã vượt qua khu cổng trại rào kẽm gai, để lại đứa con út bơ vơ giữa lối
vào. Tiếng khóc trẻ thơ như níu kéo anh
dừng bước…” (trang 88 và 93”
Là con người ít ai cầm được nước mắt khi phải chứng kiến cảnh tượng đau
lòng này, vậy mà những tên cai ngục đỏ vẫn không một chút mảy may xúc động. Riêng tôi, một người đồng cảnh ngộ với tác giả,
tôi đã đọc đi đọc lại những đoạn viết nói trên rất nhiều lần, và lần nào tôi cũng
cảm thấy như những giòng lệ sót thương như muốn dội ngược vào tim.
Trong tiểu đoạn 4 mang tựa đề “Vào đường gian truân” tác giả muốn cho
người đọc làm quen với kiểu ép cung phát xít, kiểu cùm kẹp dã man và kiểu giết
người tiệm tiến mà cộng sản Việt Nam
đã học được của Liên Sô Stalinít. Chỉ cần
đọc những giòng chữ tác giả mô tả sự việc là cũng đủ uất ức muốn trào máu họng
chứ đừng nói gì đến trường hợp phải đối mặt thực sự với bọn người độc ác gian
ngoan ghê tởm. Công an cộng sản Việt Nam lúc nào cũng nói nhân đạo chơn chu như đổ mỡ nhưng trong thực tế chúng đã triển khai
và áp dụng một kỹ thuật giết người thâm độc chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào
trên trái đất. Kỹ thuật đó là bắt lao động
nặng nhân dễ bị ngộp thở.” Chúng ta còn nhớ, vào thời VNCH, báo chí phản
chiến Mỹ đã có lần làm rùm beng về vụ “chuồng cọp” tại Côn Sơn nhưng, sau 1975,
dư luận tại Hoa Kỳ đã không đả động gì đến những tủ sắt giết người này.
Sự tàn ác dã man của bọn Việt cộng khi
chúng chiếm miền Nam đã gây công phẫn ngập Trời trong mọi thành phần dân chúng,
nhất là nhưng không cho ăn đủ số calori để duy trì sức sống. Ðã vậy, khi lấy lời khai chúng lại còn ép
cung bắt nhận những sự việc mà nạn nhân không bao giờ biết tới. Không nhận, chúng lập tức cùm kẹp. Mới đầu chỉ còng tay, sau còng cả chân và nếu
vẫn tiếp tục “ngoan cố” (như danh từ
chúng thường dùng) thì chúng cho nếm kiểu còng số 8 mà anh Kim mô tả như sau: “Tay
phải vắt qua vai xích với tay trái từ dưới đưa lên phía sau lưng. Kiểu xích này thật là tàn nhẫn vì tay trái
phía dưới có chiều hướng kéo tay trên xuống.
Lồng ngực căng dãn, người luôn luôn phải ngồi thẳng, hai tay ở vị trí bất
động vì nếu hơi cúi xuống khoảng cách hai tay dài ra, vòng xích sẽ xiết vào cổ
tay xưng mọn” (trang
35). Còng kiểu này xong chúng đẩy nạn
nhân vào “tủ sắt”, Chiếc tủ được tác
giả mô tả như sau: “Chiếc tủ khá nhỏ,
không đục lỗ cửa thông hơi nên hoàn toàn là một hộp sắt kín mít. Nơi góc để sẵn thùng chứa đạn đãi liên làm
phương tiện vệ sinh. Vào ngày nóng nực
nhiệt độ lên cao khiến tù trong giới trẻ đã sinh ra và lớn lên trong không
khí và môi trường tư do của VNCH. Vì vậy
đã phát sinh ra phong trào Phục Quốc, vụ
nhà thờ Vinh Sơn và vụ Song Vĩnh (Phước Tuy). Mặc dù bị đàn áp dữ tợn những phong trào phản
kháng vẫn nổ ra liên tục. Về vụ nhà thờ VinhSơn tác giả cho biết: “Nhưng dù sao âm vang của vụ Vinh Sơn thật lớn
mạnh, là ngọn đuốc thắp sáng con đường
đã tưởng chừng tăm tối, đã thổi bùng ngọn lửa đã tưởng chừng tắt lịm, là ánh
sáng cuối đường hầm thắp sáng niềm tin đã tưởng chừng vô vọng.” (trang
56). Rồi tác giả viết tiếp: “Vụ nhà thờ Vinh Sơn còn đang nóng hổi, … vụ
Song Vĩnh - Phước Tuy lại tiếp
theo. Cộng sản đã điều động hàng sư đoàn
với đầy đủ xe tăng đại pháo, có máy bay yểm trợ, bao vây cả một vùng tỉnh Phước
Tuy. Khoảng 3000 người bị bắt gồm đủ
thành phần dân chúng và tôn giáo.”(trang 60). Cha Nghị, cha xứ An Lộc bị cộng sản kết án tử
hình vì vụ Vinh Sơn, còn thượng tọa Trần Sử bị bắt lầm trong vụ Phước Tuy. Thời đó, tất cả những người nào bị cộng sản bắt
nhốt mặc dầu không có bằng chứng tội phạm đền bị chúng gán cho nhãn hiệu CIA
năm vùng. Với trò tiểu xảo này chúng mặc
sức bắt giữ và tra tấn lung tung mà không cần xét xử. Tuy nhiên những cảnh khủng bố và đàn áp dã
man này không làm chùn bước chống đối của những người trẻ kiên cường và ưu tú của
xã hội miền Nam.
Trước mặt bọn công an cộng sản lấy cung trong các trại tù họ hiên ngang
và dõng dạc tuyên bố: “Chúng tôi nổi dậy
phong trào chống cộng vì nhân dân miền Nam
không chấp nhận chế độ cộng sản.”(trang 79). Sở dĩ tác giả
chọn tên sách là “Cuộc chiến chưa tàn”
vì muốn nói lên rằng cuộc chiến này còn phải đẩy mạnh nhiều hơn nữa để thanh
toán càng sớm càng tốt cái chế độ thối nát không phải ở nhân dân mà ra, không
vì nhân dân mà tồn tại và cũng chẳng làm việc cho phúc lợi của nhân dân.
Trong những tiểu đoạn tiếp theo tác giả
dẫn dắt người đọc tiến sâu vào các địa ngục trân gian được che đậy dưới mỹ danh
phỉnh gạt “Trại cải tạo”. Ðộc giả sẽ được
xem khúc phim ghê rợn của cuộc hành trình
từ Nam
ra Bắc trên chiếc tầu Sông Hương mà bọn cộng sản đã chiếm đoạt được
của miền Nam.
Vào giữa đêm khuya những người tù phải di chuyển ra Bắc được chở đến bến
cảng Tân Thuận rồi bị lùa lên tầu như những đám trâu bò vào những khoang dành
cho súc vật. Trong mấy ngày liền lênh
đênh trên mặt biển, họ phải nằm trên sàn tầu tanh tưởi và hôi hám. Họ ăn ở đâu thì bài tiết ở đó. Vì say sóng nôn mửa nhiều và lượng bài tiết lớn
hơn những thùng chứa đựng nên phân và nước tiểu tự do thoát ra ngoài, len lỏi
cào chỗ nằm của các tù nhân mỗi khi con tầu chao đảo vì ảnh hưởng của sóng to,
gió lớn. Khi tầu cập bến, mở nắp hầm ra
bọn công an đã xa xẩm mặt mày vì mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Chúng phải đóng nắp hầm lại, đi lấy khẩu
trang đeo vào mũi miệng rồi mới tiếp tục công việc chuyển những người tù lên đất.
Sau khi lên bến các tù nhân được chuyển
đi trại Nam Hà, nhưng ở trại này không được bao lâu thì tác giả và một số bạn đồng
cảnh khác, vì cứng đầu cứng cổ, lại bị chuyển lên trại Quyết Tiến (Hà
Giang). Trại này còn được gọi là trại Cổng Trời vì ở trên núi cao, cao đến
độ các tù nhân nhìn thấy mây di chuyển dưới chân mình. Những người không may bị bọn cộng sản chiếu cố
đưa đến trại này thì hy vọng lên đồi Bà
Then nằm nghỉ nhiều hơn hy vọng trở về với gia đình. Ðồi Bà Then nằm phía sau trại là nghĩa địa
chôn vùi các tù nhân xấu số không chống chọi nổi với tử thần vì sức khỏe quá yếu
hay vì bị giam giữ quá lâu. Sở dĩ tác giả
còn có mặt ngày hôm nay tại hội trường này là vì lòng trời xui khiến. Năm 1979, Trời đã khiến Ðặng Tiểu Bình giáng
xuống đầu bọn cộng sản Hà Nội một bài học, thật ra là một đòn chí tử làm bọn
này thất điên bát đảo. Nhờ đó mà Trần Nhật
Kim đã được chuyển về trại Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và từ trại này bọn cộng sản, đứng
trước nguy cơ xụp đổ, đã phải trả tự do cho anh và một số tù nhân chính trị
khác để làm giảm áp lực chính trị quốc tế.
Những chặng đường cải tạo năm chìm bẩy
nổi nói trên đã được Trần Nhật Kim mô tả lại với một bút pháp uyển chuyển và
linh động lạ thường. Từ những câu văn
đanh thép anh chuyển qua những giòng viết tình cảm dễ dàng như hơi thở, đôi khi
lại còn điểm xuyết thêm một vài đường lãng mạn.
Tôi xin trích dẫn ra đây một đoạn anh tả cảnh mưa phùn trên thành phố Hà
nội:
“Bây giờ đang vào mùa xuân, mưa giăng khắp
bầu trời như màn lụa mỏng, Kim chợt nhớ đến mưa phùn Hà Nội. Mưa nhẹ như những hạt bông bám trên mái tóc
mây óng ả, vương trên bờ vai thon nhỏ, lăn dài trên các tà áo màu…Mưa không làm
ướt đôi má, không làm hoen mầu son trên môi, chỉ lấp lánh trên rèm mi như những
hạt châu muôn sắc. Mưa nhẹ đan như tấm
voan mềm phủ xuống mặt hồ, phủ mờ tháp rùa và những hàng cây xung quanh tạo
thành một bức tranh thủy mạc thiên nhiên mờ ảo.
Vừa mang nét cổ kính vừa thơ mộng hữu tình.”(trang 197).
Ðọc đoạn này, những
người vào tuổi 60 và đã từng sống ở đất ngàn năm văn vật, không ai lại không nhớ
Hà Nội và nhớ những người đẹp của Hà Nội vào thời mà thành phố này chưa bị nhầy
nhụa vì rác rưởi xã hội chủ nghĩa. Riêng
đối với tôi, đoạn văn này làm tôi nuối tiếc tuổi thanh xuân, nuối tiếc hồi đang
còn hàng ngày cắp sách tới trường nghe thầy giảng về những hoài cảm mà đại văn
hào Anatole France đã dành cho những mùa thu lá rụng trên vai tượng và trên ghế
đá Luxembourg. Văn phong của Trần Nhật
Kim ngày nay cũng tạo cho tôi nguồn xúc cảm giống như văn của Anatole France hồi đó và tôi xin xác định ngay là không
phải nói thế chỉ để làm vui lòng bạn.
Văn phong lãng mạn của tác giả xuất hiện đều đều trong suốt chiều dài của
cuốn sách khiến cho tác phẩm của anh, mặc dầu là tác phẩm mang tính đấu tranh,
đã đem lại ít nhiều đóng góp cho văn học.
II– VỊ TRÍ VÀ THÔNG ÐIỆP CỦA TÁC PHẨM
“Cuộc chiến chưa tàn”xuất bản vào lúc
này rất hợp thời và hợp cảnh về nhiều phương diện. Thứ nhất, nó có tác dụng bổ túc cho các văn liệu phản kháng như: “Mặt thật” của Bùi
Tín, “Ðêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên xuất bản ở hải ngoại, như “Thiên đường
mù” của Dương Thu Hương, “Ly thân” của Trần Mạnh Hảo, như các chuyện ngắn “Vàng
lửa”, “con gái thủy thần” của nguyễn Huy Thiệp xuất bản ở trong nước, để vạch
trần và nói lên bản chất lạc hậu và ăn bám của cái chế độ hại dân hại nước hiện
nay. Thứ hai, nó sẽ giúp soi sáng một phần
nào cái giai đoạn đen tối cận đại của lịch sử nước nhà giống như các sách “Một
cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim, “Trên sông Hồng cuồn cuộn” của ông
Nguyễn Tường Bách, bằng cách lưu lại những dữ kiện cần thiết cho sự phán xét
sau này của dân tộc đối với những kẻ một thời đã lợi dụng lòng yêu nước và
xương máu của toàn dân cho tham vọng riêng tư và cho ý đồ bá chủ của ngoại
bang. Thứ ba, nó tăng cường sức mạnh của
tiếng nói dân chủ từ nước ngoài và đưa thông điệp nhắc nhở mọi người phải củng
cố niềm tin để xoay chuyển tình hình
chính sự ở trong nước. Niềm tin này có
ba phương diện: Tin ở sự xụp đổ tất yếu của chế độ cộng sản để cùng thắt chặt
hàng ngũ tiến lên; tin ở thế tất thắng của dân chủ để tích cực triển khai những
phương pháp đấu tranh dân chủ và hành động như những người dân chủ chân
chính; tin ở sức mạnh hợp quần và trí tuệ
tập thể để vượt lên trên mọi tị hiềm có hại cho tinh thần đoàn kết.
Tác phẩm “Cuộc chiến chưa tàn” đã được
tác giả tạo dựng sau những cơn trăn trở không nguôi vì nghĩ đến tương lai dân tộc,
vì bất bình trước cuộc lừa bịp lớn nhất thế kỷ do tập đoàn cộng sản VN tiến
hành dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của tổ chức Bôn-Sê-Vích quốc tế.
Gần đây đã xuất hiện một nhận xét
chính xác như sau về CSVN: “Mặc dầu ngày nay đã trở thành côi cút, đã hoàn toàn
biến chất và mất hết tin tưởng vào một chủ nghĩa phá sản, tập đoàn thực dân bản
xứ vẫn tiếp tục tốn tại vì nó biết khai thác một quán tập của quá khứ. Quán tập có cái tên là sự sợ hãi.” Thật vậy, dưới nanh vuốt của bạo quyền, con
người Việt Nam đã sợ hãi suốt 50 năm của chiều dài lịch
sử. Sự sợ hãi đó đã trở thành một thói
quen, một phản xạ không kiểm soát, đeo đuổi họ cho đến ngày nay, dù rằng vào
lúc này bạo quyền đã thực sự đi vào tình trạng hấp hối không phương cứu chữa.
“Cuộc chiến chưa tàn” bao hàm ý nghiã
một cuộc chiến không súng đạn, không khói lửa, một cuộc chiến giữa lương tri và
bạo lực: bạo lực của hai triệu đảng viên cộng sản biến chất và thối nát, lương
tri của 75 triệu đồng bào đã thức tỉnh và đang khao khát tự do. Trong trận đánh cuối cùng để khép lại một
trang sử đau thương đã quá kéo dài, cán cân lực lượng rõ rệt là đã ngả một cách
thuận lợi về phía những người không cộng sản.
Chính vì vậy mà chúng ta không thể không có niềm tin.
Thời gian có thể chưa phải là ngày mai
nhưng chúng ta sẽ thắng trong trận đánh cuối cùng này. Ðó là điều chắc chắn. Lịch sử sẽ khai thộng ngay vào lúc mà “sự sợ
hãi” nói trên được toàn dân gỡ bỏ. Như
kinh nghiệm của các nước Ðông Âu ðã cho thấy nhân cuộc “đại cách mạng dân chủ”
nổ ra năm 1989.
Ðó là thông điệp viết theo nhịp đập của
trái tim, là sự gửi gấm của một tâm hồn yêu nước nồng nàn bộc lộ qua những tình
cảm dạt dào dành cho quê hương yêu dấu được diễn tả một cách chân thành và cảm
động trong cuốn hồi ký một quãng đời mà tôi được hân hạnh giới thiệu cùng quý vị
hôm nay.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 9 năm 1998
-------------------
Xin bấm vào:
No comments:
Post a Comment