Tuesday, April 7, 2015

VIỆT NAM 1915-2015

Phố Paul Bert (năm 1914/1915), nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội. Paul Bert là một nhà động vật học, sinh lý học, và chính trị gia người Pháp, ngoài đường Paul Bert thì tên ông còn được chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương dùng đặt tên một vườn hoa ở Hà Nội, vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).














Tinsmiths' Street (phố Hàng Thiếc), Hà Nội, 1915.Nối từ cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón, nguyên là đất thôn Yên Nội. Ngày nay phố này là nơi tập trung các nhà sản xuất những mặt hàng bằng tôn, kẽm, sắt tây và gương soi. Trước thời Pháp thuộc thì phố này là nơi sản xuất và bày bán các loại hàng đúc bằng thiếc như cây đèn, cây nến, lư hương, ấm, khay đựng chén ... Vì vậy mà có tên là phố Hàng Thiếc. Phố Hàng Thiếc và phố Hàng Nón cùng là đất thôn Yên Nội, cho nên đình thôn Yên Nội ở số 42 Hàng Nón mà đền thờ ông tổ nghề thiếc cũng là ở phố Hàng Nón (số 2). Tên phố này thời Pháp thuộc là "phố thợ thiếc" (rue des Ferblamctiers)












Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

















Thầy đồ viết câu đối để bán.















Phố Hàng Gai, Tết Trung thu 1915.















Hàng Đào (Hà Nội) những năm thập niên 20. Ảnh: Charles Peyrin















Mỏ đồng, 1915.















Mỏ than ở Hòn Gai, 1921. Ngày xưa dù là kẻ thắng trận trong Thế chiến II nhưng Pháp chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế và là con nợ lớn của Mỹ. Để bù đắp chiến phí, Pháp càng tăng cường mạnh mẽ việc khai thác thuộc địa, nhất là Đông Dương vì nơi đây vốn là một vùng đất giàu có về khoáng sản và nông nghiệp. Đặc biệt than luôn đứng đầu trong số các khoáng sản được khai thác ở Việt Nam












Vùng biên giới Trung Quốc, làng Na-Cham năm 1915 (ngày nay là thị trấn Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn).














Những năm 1920. Vườn hoa cạnh Hồ Gươm, góc Hàng Khay/Đinh Tiên Hoàng bây giờ. Cái đài ở góc trái ảnh giờ không còn nữa. Ảnh: Charles Peyrin





















Cấy lúa ngày xưa.

Nhuộm răng đen là một tục lệ có từ lâu đời của Việt Nam, đơn giản là vì quan niệm về thẩm mỹ mỗi thời mỗi khác thôi. Như tôi đọc sách thì các cụ viết rằng rước hết dùng các cánh kiến tán nhỏ, vắt nước chanh để kín 7 ngày, chờ tối đi ngủ phết thuốc ấy vào hai mảnh lá dừa hoặc mo cau rồi ấp vào hai hàm răng. Trong khi nhuộm răng thì phải kiêng nhai. Nhuộm như thế 5, 7 ngày cho răng đỏ già ra màu cánh gián thi bôi thuốc răng đen. Thuốc răng đen làm bằng phen đen trộn với cánh kiến, nhuộm 1, 2 miếng là đen kịt lại, đoạn lấy cái sọ dừa để con dao mà đốt cho chảy nhựa ra, lấy nhựa ấy phết vào răng cho không phải ra được nữa.

La Rue du Cuivres. Phố Hàng Đồng, Hà Nội, 1915.

Cô bé chăn trâu (1915)

http://mannup.vn/wp-content/uploads/2015/02/Quan-t%E1%BB%95ng-%C4%91%E1%BB%91c-m%E1%BB%99t-t%E1%BB%89nh-g%E1%BA%A7n-H%C3%A0-N%E1%BB%99i.jpg

Cô gái ăn trầu (1915). Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Trầu cũng để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của bậc tiền nhân. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt như thế nên hiển nhiên nó cũng trở thành hình tượng của văn hóa và con người Việt Nam xưa.
















Phố Hàng Khoai.

Bán nước chè. 1919.

Nhà thờ ở Lạng Sơn.

Cổng tam quan chùa Láng.

Từ Khuê Văn Các nhìn ra cổng tam quan

Ô Quan Chưởng à một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương.

Hà Nội 1928, tượng đài kỷ niệm binh lính Pháp & Việt chết trong Đệ nhất Thế chiến.

Tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng đang chạy qua cầu Phú Lương, Thái Bình. Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 nhằm mục tiêu biến con đường huyết mạch này thành phương tiện chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược tại vùng Bắc Bộ.

Ga Hà Nội 1921-1935

Ga Hà Nội 1921-1935

Trong toa hàng ăn trên tuyến Xuyên Việt 1921-1935.

Trong toa hạng tư, dành cho người ít tiền, thường mang theo đồ đạc cồng kềnh.

Lạng Sơn 1931.

Cột cờ Hà Nội 1935

Nhà tù Hỏa Lò được xây từ năm 1896 bởi thực dân Pháp, với mục đích giam giữ những người chống chế độ thực dân. Nơi đây từng là một trong những nhà tù kiên cố và lớn nhất ở Đông Dương.

Chợ hoa góc hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng.

Hồ Gươm nhìn từ trên cao.

Hà Nội những năm thập niên 30. Ảnh chụp dùng kỹ thuật phơi sáng kép (double exposure) của một nhiếp ảnh gia vô danh.Hà Nội những năm thập niên 30. Ngã tư Phố Nguyễn Hữu Huân (Rue Maréchal Pétain) với Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure). Ảnh: Charles Peyrin

Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, những năm 1930/40.

Hải Phòng, 1931.

Hà Nội 1940.

Hà Nội 1940. Một biển quảng cáo sữa đặc Nestle.


Hà Nội 1940. Người dân đang xây dựng hầm trú ẩn.

Hà Nội 1940. Tàu điện trên phố Hàng Đào.

Hà Nội 1940. Trạm xăng Texaco gần cầu Long Biên.

Hà Nội 1940. Một cửa hàng vé số dạo.

Hà Nội 1940. Nhà hát lớn Hà Nội.
Hà Nội 1940. Bên ngoài rạp Eden. Ảnh: Harrison Forman

Đây chính là rạp Eden ở trên trước khi bị thay mặt tiền.

Hà Nội 1940. Ảnh: Harrison Forman

Bảng hiệu tính khoảng cách từ Hà Nội đến các tỉnh miền Bắc ở đầu cầu Long Biên. 1940. Ảnh: Harrison Forman

Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza. Ảnh: Harrison Forman

Bốn cô gái trẻ Hà Nội, khoảng năm 1940.

Ngày giỗ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) tại đền thờ vua Lê gần hồ Gươm (1949).

Một tiệm bánh ở Phố Hàng Trống. Le Pâtissier Thụy-Sỹ "Au goût Européen".

Hội đấu vật (1950)

Hà Nội 1950. Cảnh sát giao thông điều hướng ở góc Đồng Khánh-Phố Hàng Khay (nay là Hàng Bài-Hàng Khay). Ảnh: Harrison Forman

Lạng Sơn, 1950.

Ban quân nhạc Lê dương Hải ngoại Pháp diễn hành trên con đường chính của Lạng Sơn.

8240220990_8ffc617673_o

Sinh viên Hà Nội giờ tan trường buổi trưa, 1952. Ảnh: J. Baylor Roberts/National Geographic Society

Ngày 17 tháng 7 năm 1953, lúc 08h sáng, Trung úy Rivier, Y sĩ trưởng của Tiểu đoàn 6 Nhảy dù Thuộc địa đứng quan sát đơn vị mình đang hạ xuống bằng dù (tại phía bắc Lạng Sơn, dọc theo Quốc Lộ 4) trong chiến dịch "Chim én". Chiến dịch này nhằm mục đích phá hủy các kho vũ khí và trang thiết bị ở gần thành phố Lạng Sơn, mà đã trở thành một trung tâm tiếp nhận vũ khí do nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc giúp Việt Minh kể từ tháng 10 năm 1950.

Điện Biên Phủ tháng Năm, 1954. Ảnh: Bettmann/CORBIS

Hà Nội 10.10.1954

Với thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneva, đồng thời rút hết quân về nước. Đúng tám giờ ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, tiếp quản Thủ đô sau chín năm bị tạm chiếm.

Bán ảnh các lãnh tụ Cộng sản trên đường phố Hà Nội ngày 11-10-1954.

Dân đứng bên đường xem quân Pháp rút lui. Hà Nội, 10.10.1954

Hà Nội 1954.






















Việt Minh tiến vào Hà Nội sau khi quân Pháp rút đi. Hà Nội 10.10.1954

Bộ đội tiếp quản Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Hà Nội 10.10.1954

Bến xe điện Bờ Hồ. Hà Nội 1954.

Hà Nội 10.10.1954

Binh sĩ Quốc gia VN rút từ Nam Định về Hà Nội, tháng 7/1954.

Binh sĩ Quốc gia VN rút từ Nam Định về Hà Nội, tháng 7/1954.

Hà Nội 1954.

Lính Pháp chuẩn bị rút khỏi Hà Nội. Tháng 10, 1954.

Đấu tố địa chủ năm 1955 ở miền Bắc Việt Nam.

1967. Xe điện chạy qua trung tâm Hà Nội (Phố Hàng Bông, cạnh vườn hoa Cửa Nam)

Miền Bắc Việt Nam 1967. Một bé trai bị cụt chân do không kích dùng cành cây chống nạng đứng cạnh bố.

Hà Nội 1967, một cửa hàng làm tóc.

Hà Nội 1967. Phái đoàn ngoại giao Cuba rời Hà Nội vào miền Nam bằng những chiếc xe con được ngụy trang, cách thức di chuyển đúng tiêu chuẩn khi đi ra ngoài vùng quê.

Góc Nguyễn Trường Tộ (trái) và Nguyễn Biểu (phải) sát ngay nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội, một trọng điểm ném bom của Mỹ năm 1967 và 1972. Cách phía dưới hình chừng 200 mét là trận địa pháo phòng không 100 mm của Hồ Trúc Bạch, cạnh đó là nơi Thiếu tá McCaine rơi ngày 26-10-1967.

Giấy tớ thu được của những phi công Mỹ bị bắt giữ.

Đồ đạc của các phi công Mỹ bị bắt giữ.

1967. Trẻ em miền Bắc chân đất đi học, đội mũ rơm chống mảnh bom.

1967. Cư dân Hà Nội ngồi trong hố trú bom cá nhân đợi còi báo hiệu chấm dứt không kích.

Thợ làm thảm cói trong một ngôi nhà thờ cũ đã bị ném bom.

1967. Phía trước một nhà thờ ở Phát Diệm, người lao động khiêng sợi gai dầu dùng để dệt thảm và chiếu.

Thợ dùng cối xay thô sơ để nghiền những quả dâu dùng nhuộm sợi gai dầu

Lính Mỹ chuẩn bị tiệc Giáng sinh 1968 trong trại giam.


Miền Bắc Việt Nam 1969.
































Miền Bắc Việt Nam 1969. Ảnh: Thomas Billhardt

Tàu Liên Xô bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng, 1967.

Một dân quân điều khiển khẩu súng phòng không bên ngoài một nhà máy tại Hải Phòng. Khẩu súng này do Mỹ chế tạo và các viên chức nhà máy nói nó đã tịch thu được từ người Pháp tại Điện Biên Phủ. 1967.

Thái Bình 1967- Xã viên tiên tiến hợp tác xã nông nghiệp xã Nguyên Xá (Vũ Thư, Thái Bình) hút thuốc lào tại nhà. Trong tủ là một tượng Phật và một tượng bán thân của Joseph Stalin. Ảnh: Lee Jonathan Lockwood/Black Star

Xe phòng không trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Lee Lockwood/Black Star

http://mannup.vn/wp-content/uploads/2015/02/8031511608_84f42e86a1_o.jpg
Miền Bắc Việt Nam 1969.



Miền Bắc Việt Nam 1972. Ảnh: Thomas Billhardt

Miền Bắc Việt Nam 1972. Ảnh: Thomas Billhardt

Ngoại ô Hải Phòng 1972.

Hà Nội 1972 - Sản xuất hố tránh bom cá nhân.

Hà Nội 1972 - Hố bom trong sân bệnh viện Bạch Mai.

Kem bờ hồ, Hà Nội 1973.

Ngân hàng Nhà nước Bắc Việt, 22/03/1973

Chào cờ, 20/03/1973.

Đánh bom ngày 17/05/1972 ở Hải Phòng.

Chợ gạo vùng quê miền Bắc VN, năm 1973.

Hải Phòng 1972 - Trung đội cao xạ số 5.

Đội hình F-4 phối hợp với A-7 không kích miền Bắc Việt Nam năm 1972.

Cảnh một đường phố ở khu vực trung tâm Hanoi, ngày đầu năm mới 1973. Vào thời điểm này xe đạp là phương tiện chủ yếu trong thành phố.

Hà Nội, 18/03/1973

1973. Trao trả tù binh Mỹ ở sân bay Gia Lâm.

116 tù binh Mỹ được trao trả ngày 12/2/1973.

Hà Nội 1973 - nhặt nhạnh gạch để dựng lại nhà tại phố Khâm Thiên.1973. Máy bay vận tải C-141 của Không quan Mỹ đến sân bay Gia Lâm, Hà Nội để đón tù binh Mỹ được trao trả.

Khâm Thiên, Hà Nội 1973. Ảnh: Werner Schulze

Hà Nội Tháng Ba, 1973. Ảnh: Werner Schulze

Ảnh: Werner Schulze

































Mấy chục năm trước, nhiều chiếc xe đạp trị giá cả cây vàng, được cấp giấy chứng nhận sở hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà.

Xe đạp Thống Nhất được khóa cẩn thận trước cửa rạp chiếu bóng.

'Một yêu anh có Sen-kô (đồng hồ đeo tay hiệu Seiko) / Hai yêu anh có Pơ - giô cá vàng (xe đạp Peugeot màu cá vàng) / Ba yêu anh có téc gang (quần vải téc) / Bốn yêu hộ tịch rõ ràng Thủ đô'. Xe đạp trở thành một trong những tiêu chí chọn chồng của các cô gái thời đó. Những thanh niên "mới lớn" coi xe đạp là thứ đồ hàng hiệu!

Hà Nội 1975. Ảnh: Henry J. Kenny

Phái đoàn đầu tiên của Mỹ sang Việt Nam từ sau chiến tranh. Hà Nội, Tháng 12, 1975.

Phái đoàn đầu tiên của Hoa Kỳ sang Hà Nội Tháng 12 năm 1975
Chiến tranh Việt Trung 1979. Ảnh: Thomas Billhardt

Chiến tranh Việt Cộng và Trung cộng năm 1979
Quốc lộ 1, gần Chi Lăng, cách Lạng Sơn chừng 40 km. Cách Hà Nội chừng 120 km. Sau khi bị TQ tấn công và pháo kích từ 17-2-79, Lạng Sơn cầm cự được đến 24-2 thì thất thủ. VN cấp tốc tổ chức tuyến phòng thủ Như Nguyệt (Sông Cầu) cách Hà Nội chừng 60km để bảo vệ thủ đô, và tính chuyện di tản Hà Nội vào Tây Nguyên. Ảnh: Thomas Billhardt
Lạng Sơn
http://mannup.vn/wp-content/uploads/2015/02/13330277105_ca4a7ebfd5_h.jpg
Tù binh Trung cộng
Mít tinh ăn mừng chiến thắng Trung Quốc năm 1979. Ảnh: Thomas Billhardt
Hà Nội ăn mừng chiến thắng Trung cộng
chum-anh-an-tet-chuan-muc-theo-kieu-ngay-xua5

Tàu điện trên phố Đồng Xuân. Lịch sử tàu điện ở Hà Nội bắt nguồn từ năm 1900 khi người Pháp cho chạy thử chuyến tàu điện đầu tiên từ Bờ Hồ - Thụy Khuê nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trong những thập niên sau đó, các tuyến tàu điện liên tục được mở rộng. Từ ga Trung tâm ở bờ hồ Hoàn Kiếm, các tuyến đường toả ra 6 ngả: Yên Phụ, chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, chợ Mơ và Vọng, cũng là sáu cửa ngõ nối nông thôn với nội thành. Thời Pháp thuộc tàu điện chia làm 2 hoặc 3 toa với thứ hạng: hạng nhất, hạng hai. Hạng nhất là khoang nhỏ ở toa đầu sát chỗ đứng người lái, vé đắt gấp đôi hạng hai.
Tầu điện Đồng Xuân
4472091065_1ae7033797_o
Văn Miếu Quốc Tử Giám 1986. Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
Văn Miếu
Phúc Xá / Long Biên - Hà Nội 1988.
Cầu Long Biên
Cuộc thi Hoa Hậu Hà Nội năm 1989. Ảnh: David Alan Harvey
Thi Hoa Hậu Hà Nội 1989
Tết 1989. Ảnh: David Alan Harvey
Tết 1989
Hà Nội 1988/1989.
Hà Nội 1989
Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia David Alan Harvey ở Việt Nam 1989 là vào thời kỳ Đổi Mới - một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa... Tuy nhiên chính trị không có những thay đổi nhiều so với Kinh tế.
Việt Nam thời đổi mới 1989
Trong đêm giao thừa, người Việt xưa thường đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ bẻ một cành lá cây nào đó, gọi là hái lộc. Nếu bẻ được một cành lá tươi tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Ảnh: David Alan Harvey
Cúng giao thừa
Cầu Long Biên lúc hoàng hôn, những người dân đang về nhà sau một ngày lao động mệt nhọc. 1989. Ảnh: David Alan Harvey
Cầu Long Biên
Một chú chó bị lột da trước khi bị vào nồi. 1989Ảnh: David Alan Harvey
Đặc sản Hà Nội
Một đám tang. Hà Nội 1989 Ảnh: David Alan Harvey
Một đám tang
Tháp Rùa - Hà Nội 1990
Hồ Gươm
Những ô cửa Hà Nội cũ mà đằng sau chất chứa mỗi nhà một câu chuyện khác nhau rồi sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Đằng sau Hà Nội
1011_14_17_000000

911_12_40_000000

Hà Nội, 2004. Ảnh: David Alan Harvey
"Nữ anh hùng"
Hà Nội, 2004. Ảnh: David Alan Harvey
Quán vỉa hè
Hà Nội, 2004. Ảnh: David Alan Harvey
Nhổ lông nách
Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất năm 2010.
Hà "lội"
Sa Pa.
Sapa
Sa Pa.

Quần thể khu du lịch Tràng An nhìn từ trên cao.
Tràng An
Cầu Thê Húc.
Cầu Thê Húc
2014.

No comments:

Post a Comment