Hàng đứng: Hiến-theo, Khánh-gàn, Hiền-khô; Hàng ngồi: Tài-loi, Ruân-rù, Lạc-đàn, Phúc-riệu, Sung-rụng, Nghĩa-địa, Ngân-ngố. |
Khánh, Tài, Zinh-zàng, Ruân, Ngân, Phúc, Học. |
Ban đầu có “cà phê phin” đàng hoàng; nhưng sau đó “khách
hàng” ngày càng đông nên ông chủ “Khánh-gàn” không những mua một cái “lồi không
người nái”, mà còn “bán” thêm cả rượu bia và đồ nhậu nữa; nên chầu thứ nhất là
nhâm nhi, rồi chầu thứ nhì là…tán dóc.
Nói là “bán” cho nó oai, chứ mấy “cán lão” thì làm quái có tiền mà “mua”;
vì mỗi tháng chỉ lãnh của chính phủ được vài trăm, chẳng đủ tiền đi chợ, tiền
cho vợ và tiền trả nợ…lấy đâu ra mà đi cà phê với cà pháo; nhất là bây giờ nhiều
cu cậu đã bắt đầu nói cà..lăm và đi cà…nhắc rồi!
Nói theo tiếng Mỹ thì quán này là “mobile café”: vì mùa Hè thì bầy cái
bàn tròn dưới tàng cây có hàng rào dây leo bao quanh rất mát mẻ và tình tứ; hôm nào lạnh thì dọn ra ngoài trời sưởi nắng ấm ; còn
mùa đông thì “move” vào cái bàn vuông trong garage, vừa ấm áp lại vừa thân mật,
vì có máy sưởi bằng gas do cán lão “Ngân-ngố” cung cấp.
Bảo đảm là những cô tiếp viên tại những quán cà phê nghèo như “Hú” và
“Lú” nói trên chưa chắc được tiền “tip” nhiều bằng quán này, vì có hôm thì khách
hàng móc ra dăm chục để mua cà phê Costco, hôm thì thân hữu rút hầu bao ủng hộ vài
tờ xanh xanh để mua sữa, đường hoặc coffee-mate.
Nói tóm lại: hàng tồn kho không bao giờ thiếu; không tin cứ đi thử một
vòng kiểm tra sẽ thấy: Garage chất đầy ly tách, đồ hộp, nồi niêu xoong chảo; rượu
whisky và rượu vang cả thùng. Tủ lạnh thì
chất đầy thức ăn, nào gà ta, gà tây, gà mễ và cả gà…đi bộ. Gần quán lại có một nhà cung cấp đồ nhậu hết
sẩy như thịt dê, thịt bê, gỏi gà, dồi trường, tiết canh…. Sau vườn thì có hành ngò, rau thơm, rau má, và
cả lá “mơ” mà Sung-rụng gọi là lá… “thúi địt”; tha hồ mà nhậu: trên nhai, dưới
thụt thịt…
Mang xe chở học sinh đi rước Hoàng Kim Châu (áo xanh) từ Houston đến. |
Ngoài khách hàng là cán lão, quán còn có cả thân hữu thuộc mọi ngành
nghề như “đại đức” Thích Khoái-lạc, “mục sư” Ánh-tối, “lái xe” Hiến-theo…; có
người đi bộ, có người đạp xe, có người leo xe bus, có người đi xe nhờ, xe chở học
sinh, và đôi khi cả xe mẹc-xi-đì và xe…tang!
Những khách hàng nổi tiếng của quán này gồm Tướng Bổ-táo, nhiếp
ảnh gia Lai-giống, kịch sĩ Tài-loi, phó Chủ tịch Thái-dúi, và nhiều dương vật
quái thai khác như “ký giả” Hiền-khô, “đào binh” Ngân-ngố và “lính airborne” Ruân-rù…
Rất may là quán nằm giữa 2 nhà hàng xóm “biết điều”, với một bên là
một cô Mít và một bên là cô Mễ. Cô nàng Mít
này hình như là “bồ nhí” của chủ quán; còn cái cô Mễ thì không biết tiếng Mít,
nên khách hàng tha hồ “tố” như Ngân-ngố, tha hồ “đốt pháo” như Tướng Bổ-táo,
tha hồ “tụng” như Sung-rụng, tha hồ “zô” như Hiền-khô, tha hồ “tu” như Ruân-rù…[1] “không (ai) than van và không trách oán” (Duy
Quang).
Thỉnh thoảng khách hàng cũng được thưởng thức những món ngon vật lạ
do những “đại gia” mang đến như bánh cam của Lai-giống, bánh pâté chaud của Zing-zàng,
heo quay của Tài-loi…Những hôm trời đẹp thì có vài bóng hồng ghé thăm như ca sĩ
Diệu-đế và ca sĩ Diệu-linh…Dù không biết uống “diệu bia”, nhưng thỉnh thoảng Tài-loi
cũng bầy đặt mời Diệu-linh đến; có người đẹp nên anh chàng cũng ngại “phá mồi”.
Có hôm Khánh-gàn nhờ Ngân-ngố chở… “Diệu”,
thì Ngân-ngố nói mình còn cả thùng “diệu” mà chở thêm làm gì!
Thiện tai, thiện tai!
Mặc dù có Nghĩa-địa làm phụ bếp, nhưng chủ quán Khánh-râu lúc nào cũng
loay hoay tiếp đãi khách hàng tận tình, tay thì xào nấu còn miệng thì gọi điện
thoại réo người này, ới người kia, như cu Minh-lùn ở San Diego, như cái Lục-bình
ở Santa Ana…
Nói tóm lại quán này được khách hàng đánh giá vào hạng “không sao” (no
sweat) tức là cao hơn hạng 10 sao đấy.
Tại đây quý khách được phục vụ như cán bộ cộng sản cao cấp; cho nên hồi đó
có một vị chân tu tên là “thích…gì đó” đến chơi thấy bà con ăn nhậu thỏa thê, nói
chắc quán này lãnh tiền trợ cấp từ Tòa Lãnh Sự San Francisco nên mới hào phóng
như vậy.
Vì rất đắt hàng nên không lo quán bị đóng cửa, mà chỉ lo sau khi quá
chén, dọn dẹp không sạch sẽ và ngăn nắp, làm bà chủ nhà nổi sùng mời “di tản” thì
lại phải tan hàng như… “30 tháng Tư” thôi!
San Jose August, 1, 2013.
Phạm Đức Hiền
[1] “Ruân rù”
là lính nhảy dù, từng đi tu cha nhưng không đắc đạo nên bây giờ rất…bạo.
No comments:
Post a Comment