Sunday, October 11, 2015

SÀI GÒN MẾN YÊU

 
Trong khuôn viên Trường nữ trung học Gia Long năm 1965
 Sân trường Nữ Trung Học Gia Long.
 
 SAIGON 1967
Trường Trung Học Trang trí Mỹ thuật Gia Định--Donald Jellema Collection - Vietnam Center and Archive.
Nữ sinh trường nữ học Lê Văn Duyệt đi qua di tích thành Gia Định ở góc đường Lê Văn Duyệt - Chi Lăng.

Pictures Gary Mathews 1965.


Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Con gái Sài Gòn cái mỏ cong cong

Trên đường Mạc Đĩnh Chi có Hội Việt Mỹ dạy tiếng Anh từ lớp 1 dén lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English.
Ban nhạc The Blue Stars đến trình diễn tại một căn cứ của Mỹ.
Sài Gòn ngày 10/06/1970 - Bà Đặng Tuyết Mai (vợ ông Nguyễn Cao Kỳ) đứng phía sau nhà để chụp một bức ảnh hiếm hoi. Trong vài năm trước đó, phu nhân của Phó Tổng thống VNCH đã không cho nhà báo Tây phương chụp những bức ảnh sinh hoạt bình thường vì một vụ rùm beng vài năm trước về một bài báo bị coi là xúc phạm. Đặng Tuyết Mai mặc một chiếc áo dài nhiều màu sắc, thời trang tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam.
 
 





 

 
 
Saigon 1970
Đi chúc Tết Ông Ngoại xong rồi... Anh đi đâu thì đi!
Phụ nữ Sài Gòn những năm 1960
Thời đó, vào mỗi chiều cuối tuần, phụ nữ Sài Gòn thường đi dạo, bát phố trên đường Lê Lợi, Tự Do.
Đường Tự Do, nhà hàng vũ trường Maxim's. Bên phải là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế. Đây là nơi đóng đô của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ và vũ đoàn Lưu Hồng. Ca sỹ lò Hoàng Thi Thơ HTT như Họa Mi, Sơn Ca, Bùi Thiện cũng ca ở đây".
Kiosk sách báo góc đường Tự Do và Nguyễn Văn Thinh (Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi ngày nay)
Sài Gòn tháng 04 năm 1969
 Bà Nguyễn Thị Mai Anh (chính giữa, phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ) trong ngày khởi công xây dựng bệnh viện Vì Dân, Sài Gòn năm 1971.
 Bệnh viện được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia...
Bệnh viện được khánh thành vào ngày 04/09/1971.
Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện (Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây).
Trên đường Thống Nhất
Sài Gòn năm 1964
Trên đường Duy Tân  - Sài Gòn năm 1972
" Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân, cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt...
Ngã ba Tự Do và Thái Lập Thành phía trước bên kia đường là cà phê Brodad góc đường Tự Do và Nguyễn Thiệp
Sài Gòn năm 1965

Saigon 1967 - đường Nguyễn Văn Thinh. Nhìn ngược lại, sạp báo ở bên phải. Photo by Ron Ryan. pbro1: "Góc bên trái là Thái Thạch Alimentation Générale lớn nhứt Sài Gòn, chuyên bán thực phẩm nhập cảng từ Pháp, rượu vang bánh kẹo đồ hộp phô-mai jambon, nói chung đồ ăn Tây cái gì cũng có. Nhớ mỗi khi nhà có giỗ hay tiệc tất niên, bà già vô đây mua chai rượu chát to đùng cở 10 lít về đãi khách. Vui cái hồi đó chưa biết uống rượu chát kiểu Tây nên khách thích đổ ra pha với bia nước đá. Ông nào uống xong cũng say lúy túy."
 
 Cảnh sát giao thông VNCH trước 1975 (khoảng đầu thập niên 60)
 Trên đường Bùi Quang Chiêu, phía trước là đường Calmette
Sài Gòn tháng 02 năm 1969
Bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn nhìn từ khách sạn Majestic
Sài Gòn năm 1963
"Bạn lãnh thẻ cử tri chưa?". Các cô gái tuyên truyền cho cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào ngày 11/09/1966.
Một nữ thông dịch viên, Chợ Lớn, Sài Gòn năm 1969


Sinh viên sĩ quan trường Bộ Binh Thủ Đức về phép cuối tuần và áo dài tại công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh, Sài Gòn năm 1972.



Trực thăng hành quân nhìn từ sân thượng Khách sạn REX
Sài Gòn năm 1965

Khách sạn Caravelle đường Tự Do, Sài Gòn năm 1961
The scene of people returning home after an order of 24/24 curfew on April 8, 1975
 Xe cộ đông nghẹt trên đường Tự Do khi dân chúng quay về nhà sau khi có thông báo giới nghiêm 24/24 tại thủ đô Sài Gòn ngày 08/04/1975.

No comments:

Post a Comment